Thứ Ba, tháng 10 31, 2006

Thầy tôi Thái Bá Tân

Thầy tôi khi còn trẻ

Thầy của hiện tại



Phu nhân của thầy tôi


Các bạn ạ, hai năm trước khi còn học đại học, tiếng Anh của tôi kém kinh khủng và cũng theo lẽ tự nhiên tôi muốn cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình, vì vậy tôi đã đi học ở nhiều nơi nhưng thật buồn rằng nó không có hiệu quả. Một ngày nọ đứa em gái học cùng lớp đại học với tôi mới giới thiêu tôi đến lớp của thầy Thái Bá Tân nơi nó đang học, thầy giáo là một nhà dịch thuật văn học và nghe thiên hạ đồn đại rằng Thầy học tiếng Anh trong "rừng" tôi đã rất tò mò và đến lớp thầy để học thử và ngay trong ngày đầu tiên tôi đi học tôi đã cảm nhận được sự hứng học và lòng quyết tâm vươn lên từ thầy truyền cho, thầy bảo không có tiền thì đến thầy học nghèo nhưng phải học thực sự và có tiến bộ, ngoài việc dạy tiếng Anh thầy còn có những bài giảng đạo đức đến một cách bất chợt trong giờ nghỉ, thầy khuyên các trò cách làm người sao cho đúng, thầy luôn luôn dạy những điều hay lẽ phải để thế hệ đi sau tiến bộ, một thời gian ngắn học thầy tiếng Anh của tôi đã có tiến bộ hơn nhiều, tôi thực sự cảm ơn thầy rất nhiều vì những gì thầy đã mang lại cho tôi ngày nay.

Nếu lúc nào đó có bạn trẻ nào đọc được những dòng chữ này của tôi thì hãy đến học thầy Thái Bá Tân tại nhà D6 tầng 3 Đại Học Bách Khoa Hà Nội, các bạn sẽ thu được nhiều điều bổ ích ở đây, nơi thầy tôi hàng ngày vẫn cong cong dịch bài cho học trò.

Chuyện nhóm tôi

Tôi và các bạn ai cũng có những người ban học đúng không? họ là những người cùng học chung một lớp với mình cùng chia sẻ cho nhau kiến thức, tình thương yêu, sự giúp đỡ, những câu chuyện tán róc ngoài quán trà, trên hè phố, góc sân trường và cả những bí mật nho nhỏ tuổi học trò.

Tôi rất may mắn rằng mình có thật nhiều bạn và những hình ảnh này là một số trong những người luôn bên tôi những lúc vui cũng như chia sẻ cùng tôi sự cô đơn, chúng tôi đã có nhiều, thật nhiều những kỷ niệm ngây thơ đến hồn nhiên, trong sáng và thánh thiện lúc bên nhau, với những ngày tháng êm đềm đầy mộng ước.

Các bạn có thể thấy những bức ảnh này chụp trong ngày sinh nhật bạn "Chương pha trà" của nhóm có tôi (người mặc áo trắng ngôi cạnh tôi tay cầm chai Heniken), các bạn có biết tại sao nó có cái tên như vậy không? đơn giản vì lúc còn đi học Chương là thằng hay đi gọi nước chè cho mọi người cùng uống, thằng này thật thà như đếm lúc nào cũng coi bạn bè là trên hết, tiếp xúc với Chương các bạn xẽ thấy lời tôi nói thật không sai
Ngồi cạnh " Chương pha trà" là "Hùng đực" một anh tràng hào hoa đa tài lắm mưu nhiều kế trước quỷ trước ma, tính tình thì thật rộng lượng thật đàn ông nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi gọi Hùng là "Hùng đực" sở dĩ như vậy là vì nhà Hùng có con béc dê đực rất to khỏe và lắm lời mỗi khi chúng tôi đến nhà Hùng chơi thì nó bắc loa đón chào hết cỡ,

Bên cạnh "Hùng đực" là "Phương lì" nó người cao lớn lúc nào cũng như chiếc xe lu lầm lì tiến lên vậy, "Phương lì" tài ba chẳng kém cạnh "Hùng đực" vì vậy mà nó cưa đổ trò tôi từ lúc còn đang học đại học, hai đứa đi đâu cũng kè kè không rời nhau trông chúng nó thật hạnh phúc khiến người ta phải phát ghen lên được, trò tôi ngồi cạnh "Phương lì" trong ảnh, tên trò tôi là Thu Trang chúng tôi chở thành thầy trò cũng thật đơn giản vì thích gọi nhau như vậy mà thôi, trò tôi giúp tôi rất nhiều từ luyện cho tôi không viết sai chính tả cho đến những chuyện khác nữa, nhưng cũng phải nói rằng trò tôi và tôi cứ nói truyện được một lúc là thế nào chúng tôi cũng phải cãi nhau chí chóe,

Cạnh Trò tôi là Phương Thảo mối tình đầu của tôi, nàng thật tuyệt vời với ánh mắt, cử chỉ thật dịu nhẹ êm ái khiến tôi cứ ngây ngất trên cành quất mấy năm ròng, tôi bắt đầu có cái cảm giác này từ năm thứ hai của thời sinh viên, mối tình khờ dại ban đầu lúc chập chững biết nói lời yêu đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc và những kỷ niệm không bao giờ quên, sự hồn nhiên như thần tiên của cái tuổi mới chập chững trưởng thành, của chàng trai mới lớn là tôi thật khó diễn tả thành lời thật không biết nói gì hơn nữa cả, nhưng cũng thật buồn các bạn ạ mối tình đầu đầy ước mơ và hy vọng của tôi đã tan thành mây khói như màn sương thu trên mặt hồ Hoàn Kiếm,

Ngồi bên cạnh Phương Thảo là Song Toàn và Minh Phương hai đứa em gái nhỏ của tôi chúng thật dễ thương và ngoan ngoãn mặc dù vậy lúc nào tôi cũng luôn mồm bảo chúng là đồ em hư, Song Toàn đúng là Song toàn vì Toàn rất đảm đang tháo vát và lại học rất giỏi ngoại ngữ tôi thật phục nó tại vì học ngoại ngữ là cái điều mà tôi luôn luôn mơ ước và giờ đây hàng ngày tôi đang phải cố gắng học vì nó, ngoại ngữ của tôi kém kinh khủng mặc dù đã học khá lâu rồi, còn đưa em gái Minh Phương của tôi thì thật khỏi chê vào đâu được vì nó hiền khô à, Phương có dáng người nhỏ nhắn xinh xắn như búp bê của bọn con nít vậy, các bạn có biết rằng cho đến khi tốt nghiệp đại học rồi đi làm các anh chi làm cùng công ty vẫn luôn chêu rằng đi về đi học đi em sao lại đến đây làm gì,

Tiếp đến không thể không nói đến đôi uyên ương Thu Hương (người ngồi cạnh Minh Phương) và Công Thắng (người mặc áo màu xám đứng cạnh "Chương pha chè"), Thắng có biệt danh "Thắng chói" vì hì hì, Thắng là thằng có tài có thể nói là Bắc Đẩu trong nhóm, lúc nào nó cũng cũng có những câu chuyện khiến người ta không thể không lấy nó làm trung tâm đấu khẩu và vì vậy mà lúc nào cả nhóm cũng rất rôm, chuyện tình của Hương và Thắng thì cũng vì thế khỏi phải kể các bạn cũng biết được là vui phải biết khi còn đi học thì ngày nào cả nhóm đi chơi cũng thấy chúng nó chiến đấu đủ chò thật nổi, nhóm tôi còn một thành viên nữa là Việt Phương nó nổi tiếng nhắng và quậy nhất nhóm nhưng khi học xong thì Việt Phương đã về quê ở Đắc Lắc rồi không còn ở Hà Nội nữa nên không có hình trong ảnh, thôi có lẽ viết đến đây thôi không thì khi chúng nó mà biết Huy viết bài đăng lên blog kể xấu chúng bạn thì bọn nó đập cho nát bét như con tép. bye bye!!!



Tác giả: Ánh Sao.

Mèo cũng khôn ngoan và lý sự

Một hôm tối trời, Tú vào nghỉ tại một quán trọ nọ ở bên đường cái quan, ở đó, có một anh bán mèo đến trước ngồi chễm chệ trên giường, bên cạnh để toàn những lồng nhốt mèo.

Tú đành ngồi giường dưới, thấy vậy bà chủ quán trọ lên tiếng:

Thưa quý khách, quý khách có thể vui lòng nhường giường cho ông tú đây ở giường trên không? kẻo ông ngồi trên để cái lồng mèo như thế này bất tiện lắm.

Người buôn mèo không chịu, lý sự:

Tôi tưởng cái phép ở hàng quán, ai đến trước ngồi trên, ai đến sau thì ngồi dưới, tôi là người đến trước vậy đương nhiên tồi được ngồi trên.

Tú nghe vậy liền bảo với chủ quán:

Ông bạn nói phải đấy, ông đến trước ngồi trên, ông cứ ngồi tự nhiên vả lại ông còn cả lồng mèo nữa mà.

Đêm khuya, thừa lúc lão bán mèo ngủ say, Tú lẻn giậy và tháo mấy cái que cài ở cửa của lông mèo ra, lũ mèo chui ra hết con nào con nấy tự do đi lại, leo trèo khắp nơi, miệng kêu ngoao ngoao rầm rĩ.

Người bán mèo thấy vậy giật mình tỉnh giấc vội vã gọi bà chủ quán trọ:

Ơi! bà chủ ơi! mèo tôi ra hết rồi, bà có mau mau đốt đèn lên giúp bắt chúng lại cho tôi không?

Lúc đèn được thắp sáng rồi, lão bán mèo nhìn thấy mèo của mình con ở mặt đất, con ở trên giường, con thì leo tận xà nhà, lão ngơ ngác kêu:

Mấy con mèo khỉ gió kia, chúng mày báo hại tao.

Tú ở giường dưới thấy động cũng lồm ngồm bò dậy trỏ tay vào lũ mèo, nói:

Giống mèo cũng khôn ngoan và lý sự lắm đấy! chà, con nào ra trước được ngồi trên cao, con nào ra sau thì ở dưới thấp.

Người buôn mèo biết Tú nói kháy mình nhưng không dám nói gì vì còn phải lo đi bắt lại lũ mèo đã chui ra.

Tác giả: Chưa biết


Chủ Nhật, tháng 10 29, 2006

Lòng ái quốc


Đầu bài thi của con sáng nay là:"tại sao anh yêu xứ sở của anh ?" con đã cảm động về chuyện "chú lính đánh trống " hôm trước,tất con đã làm bài con một cách dễ dàng.
Tại sao anh yêu xư sở của anh ? câu hỏi ấy chẳng làm hiện lên trong óc con biết bao nhiêu là câu trả lời hay sao ? tôi yêu xứ sở của tôi vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy ; vì đường máu trong huyết quản của tôi đều là của người ; vì trong khu đất thánh kia đã chônvùi tất cả nhưng người quá cố mà mẹ tôi thương, mà cha tôi trọng ; vì cái đất mà tôi sinh,thứ tiếng tôi nói,quyển sách tôi đọc, caí em tôi,chúng bạn tôi và một dân tộc lớn chung sống với tôi,cảnh đẹp của tạo hóa bao bọc sung quanh tôi,tóm lại tất cả nhưỡng sự vật mà tôi chông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu,tất cả những cái gì mà tôi quí,nhất nhất đều thuộc về xứ sở của tôi cả.
Bây giờ còn bé,con chưa hiểu thấu thế nào là lòng yêu nước.Rồi ra con sẽ biết.khi du lịch ở xa về,một buổi sáng, đứng tựa bao lan tầu con thấy ở chân trời một dãy núi xanh của xứ con hiện ra, bấy giờ con sẽ tháy tràn lệ cảm ở trong lòng con dâng lên và miệng con buột lên những tiếng kêu mừng rỡ.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con ở nước ngoài chợt nghe thấy một người trong đám thợ thuyền nói tiềng nước con, theo lòng con xui giuc, tự nhiên con sẽ đên hỏi chuyên người thợ không quen ấy.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước, khi con thấy người ngoại quốc lăng mạ xứ sở con, lòng tức giận sẽ làm cho con lóng mặt.
Con sẽ cảm thấy lòng yêu nước mạnh mẽ và tôn đại hơn nữa, nếu một ngày kia, nước địch vô cố giàu xéo nước ta ; con sẽ thấy nào cha hôn con khuyên câu "dũng cảm", nào mẹ tiễn con hẹn lúc "khải hoàn".
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy những đôi quân vất vả trở về với những khúc ca chiến thắng.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con nhìn thấy lá cờ ba săc bị bắn tả tơi đi đầu một toán người nghĩa dũng, ai đấy đều phô cao cái trán buộc băng hay cái tay bị bó, trong đám đông dân chúng hoan hỉ, người ta ném hoa mùng và hô những lời chúc tụng.
Con ơi! bây giờ thì con đã hiểu thế nào là lòng ái quốc. đó là một điều rất to tát.rất thiêng liêng. vì một ngày kia,ta trông thấy con về trận được an toàn, nhưng được tin con đã lẩn lut để tránh cái chết,thì cha đay, cha vẫn đón con lúc đi học về bằng tiếng cười vui vẻ, bấy giờ cha sẽ đón con bằng những tiếng khóc xót xa.cha sẽ không thể thương con được nữa và sẽ đâm tim mà thác cho rôi !
Cha con.
Tác giả: chưa biết

Thứ Tư, tháng 10 25, 2006

Miệng kẻ sang

Bấy giờ Quỳnh đã hơi lớn, đang độ thiếu niên. Trên đường từ phủ về khát quá, Quỳnh vào một quán nước bên đường. Trong quán có một viên quan, dáng oai vệ, đang ngồi nhai trầu bỏm bẻm. Cạnh đó, có một lính vệ đứng hầu. Quan nhai xong, hách dịch vứt miếng bã trầu ra đất.

Quỳnh đang ngồi uống nước, thấy ngứa mắt liền bước lại cuối nhặt lên, ngắm nghía như muốn tìm kiếm cái gì, rồi đút vào túi.

Quan thấy lạ, hỏi:

Mày là ai? Làm gì vậy?

Quỳnh làm bộ khúm núm đáp:

Bẩm, con là học trò nghèo, lâu nay thường nghe người ta nói "Miệng nhà quan có gang có thép" muốn nhặt lên đem về coi thử có đúng thế không?

Biết mình bị xỏ, lại không biết tên học trò xấc xược này là Quỳnh, quan liền bảo:

Đã xưng là học trò thì người phải đối ngay câu tục ngữ mà người vừa nói đó đi, hay thì ta thưởng, dở sẽ đánh đòn. Mà nhớ là tục ngữ phải đối bằng tục ngữ, nghe chưa!

Quỳnh giả bộ rụt rè, thưa thưa bẩm bẩm:

Con sợ mang tiếng xấc xược... Không dám đối.

Tưởng anh chàng học trò đang bí, quan bảo:

Ta cho người cứ nói, còn đối không được thì nằm xuống để ta đánh đòn.

Nếu thế thì con xin đối ạ.

Được. Đối ngay đi, ta nghe thử!

Quỳnh thong thả đọc vế đối:

"Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm."

Nghe xong, mặt quan xám lại như tro bếp. Câu đối lại đúng là câu tục ngữ, không thể bắt bẻ vào đâu được.

Biết ngồi lâu không tiện, quan giục lính hầu ra đi, quên bẵng lời hứa thưởng tiền cho anh học trò nghèo.

Chẳng bao lâu, chuyện ấy lan ra khắp vùng, tên quan kia thì xấu hổ vì làm miệng cười cho thiên hạ còn tiếng tăm của Quỳnh thì nổi như cồn

Tác giả: chưa biết

Đất nứt con bọ hung

Từ thuở bé, ngoài tính nghịch ngợm, hiếu động, Quỳnh còn tỏ ra thông minh xuất chúng khi học rất giỏi và đối đáp hay, nhất là khi ứng khẩu.

Trong làng cậu bé Quỳnh có một người hay chữ nhưng tính tình kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe khoang, tên gọi là ông Tú Cát. Tất nhiên, từ nhỏ Quỳnh đã ghét những người có bản tính như vậy. Một hôm, Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám thì Tú Cát đi qua. Đã được nghe người ta đồn đãi về thần đồng này, Tú Cát không ưa gì Quỳnh, ông ta ra vẻ kẻ cả gọi Quỳnh đến bảo:

Ta nghe thiên hạ đồn mày là đứa thông minh, ứng đáp rất giỏi. Bây giờ ta ra cho mày một vế đối, nếu mà không đối được thì sẽ biết tay. Nhất định ta sẽ đánh đòn cho chừa các tật láo, nghe chưa!

Nói xong, không đợi Quỳnh thưa lại, Tú Cát liền gật gù đọc:

"Lợn cấn ăn cám tốn."

Đây là một câu đối rất hắc búa bởi "Cấn" và "Cám" vừa chỉ lợn và thức ăn của lợn, lại vừa là hai quẻ trong kinh Dịch, người có học nhiều còn thấy khó. Thế nhưng, không nao núng, Quỳnh đọc lại ngay:

"Chó khônss chớ cắn càn."

Quả là một vế đối vừa chỉnh vừa có ý xỏ xiên. "Khôn" và "Càn" cũng là hai quẻ trong kinh Dịch, Quỳnh lại còn ngầm ý chưởi Tú Cát là đừng có mà rắc rối. Bị thằng nhỏ hơn mình chơi lại một đòn đau, Tú Cát tức lắm, hầm hầm bảo:

Được để coi mầy còn thông minh đến cỡ nào. Tao còn một vế nữa, phải đối ngay thì tao phục!

Nói xong Tú Cát đọc ngay:

"Trời sinh ông Tú Cát!"

Vế vừa ra mang tính cách ngạo nghễ, phách lối. Nào ngờ, Quỳnh chỉ ngay xuống đất, dưới lớp phân heo đùn lên những ụ nhỏ mà đáp:

"Đất nứt con bọ hung!"

Đến nước này thì dù tức đến hộc máu mồm, Tú Cát cũng đành cút thẳng.

Tác giả: chưa biết

Gửi nàng Elise ( dưới 18 tuổi cấm đọc truyện này)


Nguồn:thaibatan.com

Chiếc xe buýt du lịch cao ngất ngưỡng, sơn màu sặc sỡ chậm chạp đi theo những con đường rải nhựa ngoằn ngoèo trong công viên - vườn thú Safari ở ngoại ô Băng Cốc.Nếu được phóng tầm mắt chút nữa, người ta sẽ có cảm giác như đang đi trong các vườn quốc gia châu Phi, hoặc trực tiếp tham gia quay phim Thế giới Động vật cho chương trình Discovery. Thỉnh thoảng chiếc xe dừng lại nhường đường cho một đàn hươu cao cổ. Một đàn chứ không phải vài con. Những con vật vụng về tuyệt đẹp với chiếc cổ cao lêu đêu ngật ngưỡng đi ngay bên cạnh. Có con còn dừng lại, chạm chiếc đầu bé một cách mất cân đối vào lớp kính thành xe như tò mò muốn biết bên trong cái hộp biết đi kỳ cục này có những gì. Xa hơn chút ít là bầy tê giác, loại một hoặc hai sừng, con nằm con đứng, con trơ trẽn hít hít mông con khác. Mấy con hổ (hoặc sư tử, gấu, tùy lúc ấy xe đi tới đâu) đang nằm phơi nắng trên ô đất cao bên khe nước. Hình như mỗi loài có một khu riêng, nhưng không thấy có gì ngăn cách. Lạ một điều là các loài hiền lành như nai, dê sống cạnh những loài ăn thịt mà chẳng thấy cảnh săn đuổi chết chóc.

Trên xe có khoảng bốn chục khách du lịch người Việt, phần lớn gồm các ông, các bà đã có tuổi mới ra nước ngoài lần đầu được cơ quan bao trọn gói cả tua du lịch năm ngày sang Thái Lan. Mỗi cơ quan mấy người, gộp lại thành đoàn. Cũng có gia đình bỏ tiền túi đi riêng, nên hầu hết đến đây mới gặp nhau lần đầu. Hai xe đi trước và sau họ cũng có thành phần tương tự. Sau dịch SARS, theo số liệu của nước chủ nhà, khách du lịch từ Việt nam tới Thái Lan chiếm số đông, thậm chí hơn cả từ Trung Quốc và Hồng Công cộng lại.

Hướng dẫn cho đoàn suốt cả tua là một Việt Kiều sang đây đã hai mươi năm, bốn mươi tuổi nhưng chưa vợ, người gầy, da đen, hóm hỉnh và thích pha trò, tuy đôi khi không thật đúng chỗ. Ngoài ra còn có một cô người Thái trẻ đẹp nói tiếng Anh khá sõi, thứ tiếng ít người biết để trao đổi, nên cô luôn im lặng với nụ cười thường trực trên môi.

Xe đang đi qua một khu có rất nhiều chim. Anh hướng dẫn người Việt bỗng ngừng lời quảng cáo các trò giải trí ở Băng Cốc, sôi nổi nói:

Các vị hãy nhìn kia! Đây là loài nổi tiếng chung thủy nhất trong các loài chim. Điều ấy có đáng biểu dương hay không thì lại là chuyện khác, nhưng quả chúng bao giờ cũng sống có đôi, và khi một con chết, con kia sẽ bay tít lên cao để lao đầu xuống chết theo!”

“Tuyệt nhỉ!” một bà thốt lên. Bà mặc chiếc váy sọc to, người đẫy đà, mặt đỏ lự vì hay xúc động.

“Ngớ ngẩn. Thế là ngu!” ông ngồi bên đáp. Ông này nhỏ con, mái tóc bạc gần hết, có vẻ phong trần nhưng giọng nhỏ nhẹ, chẳng tương xứng chút nào với câu thô lỗ ông vừa nói.Bà kia cụt hứng, nhăn trán khó chịu nhưng không đáp lại.

Mọi người nhìn theo hướng được chỉ. Trên một cành cây cụt có đôi chim gì đó to lớn đang đậu, màu sặc sỡ và đuôi dài như chim công.
“Tôi dám chắc chỉ con cái lao xuống chết chứ con đực thì không.”

Một ông khác lên tiếng.Anh hướng dẫn do dự một chốc rồi đáp:

“Rất tiếc rằng quả đúng như thế. Chỉ con cái. Chỉ phái yếu mới biết hy sinh vì tình yêu. Do vậy, trong vấn đề này họ cao hơn hẳn đàn ông chúng ta.”

“Và cả khi con cái của mình còn sống,” ông đầu bạc nói, “con đực vẫn thường xuyên lăng nhăng với các con cái khác?”

“Tôi không chắc lắm, nhưng có lẽ điều ấy cũng có.”

“Vậy tôi nói ngu không đúng ư? ấy là tôi nói về những con chim cái kia, tất nhiên, chứ không phải các bà. Đơn giản nhiều bà chưa được như thế.

”Bà váy sọc quay sang nhìn ông, mặt đã đỏ càng đỏ hơn:
“Ông là người thô lỗ hiếm thấy!”

Xe dừng, vì lại có con rắn lớn nằm chắn đường. Nhân dịp này anh Việt Kiều chuyển đề tài, nói rằng có loài rắn thời gian giao cấu kéo dài những ba mươi tư tiếng đồng hồ. Mọi người có vẻ ngạc nhiên nhưng không ai nói gì. Chỉ một bà khẽ thốt lên “Khiếp”, rồi không hiểu sao cười khúc khích một mình.

Buổi trưa ăn xong, khi ngồi nghỉ bên suối nước đầy những con cá to bằng bắp chân đủ màu để chờ buổi biểu diễn mô phỏng một số cảnh trong phim Điệp viên 007, ông đầu bạc quay sang nói với bà váy sọc:

“Bà đừng giận nữa. Tôi nói là nói cho vui thế thôi. Nhưng chắc bà cũng phải đồng ý với tôi rằng trong tình yêu quả có nhiều điều kỳ cục không giải thích nổi.

Bà kia im lặng. Một người xen vào:

“Có thế mới là tình yêu, chứ không thì chán chết.”

“Năm ngoái ở phố tôi có người vợ chết, buồn quá mà tự tử đấy. Ông bảo thế cũng ngớ ngẩn sao?” một người nữa hỏi.

“Đúng. Ngớ ngẩn! Chết chưa phải là bằng chứng một tình yêu lớn.”

“Thế theo ông thì là gì?”

“Chỉ những người yếu đuối mới chết vì tình. Sống để yêu mới khó!” Ai đó bình luận.“Tôi thì cho là ngược lại.”

Thế là do rỗi việc, cả vì do không có chuyện gì nữa để nói, người ta bắt đầu tranh luận về tình yêu. tuy không mấy hăng hái, có người ngủ gật. Cuối cùng ông đầu bạc lên tiếng:

“Để tôi kể các vị nghe chuyện này. Sau đó ai muốn kết luận thế nào thì tùy.”

Trong tình yêu quả có nhiều sự lạ, mà chủ yếu từ phía phụ nữ. Tôi biết một người, có thể nói tuyệt vời về mọi mặt. Xinh đẹp, có học, gia đình êm ấm với một ông chồng trí thức và hai đứa con rất ngoan. ấy là tôi nói trước đây, khi câu chuyện mới xẩy ra mấy chục năm về trước. Thế mà con người có học, thông minh và đang hạnh phúc ấy bỗng dưng bỏ chồng con chạy theo một gã trai chẳng ra gì. Lúc ấy bà ta đã hơn ba mươi, còn thằng kia mới hăm lăm, chưa vợ nhưng nổi tiếng chim gái nhất nhì thành phố. Các vị muốn biết vì sao? Đơn giản vì một hôm ngẫu nhiên gặp nhau đâu đó và bà ta được hắn (lúc ấy mới tốt nghiệp khoa pi-an-ô Nhạc Viện Hà Nội) chơi cho nghe một bản nhạc ngắn. Vậy mà trời xui đất khiến thế nào, bà ta đem lòng si mê hắn, ba hôm sau thì theo hắn đi chơi xa đúng một tuần. Lúc về cương quyết đòi li dị chồng, không được, liền khăn gói sang ở hẳn với người tình mới.
Chắc có vị bảo tôi phịa, vì những chuyện như thế chỉ bên Tây mới có chứ không phải ở ta, nhất là vào cái thời đói khổ ấy. Bản thân tôi cũng không hiểu, nhưng sự thật nó xẩy ra đúng như thế. Thì đã bảo sự lạ mà. Tôi nghĩ trong bộ não con người, hay nói trái tim cũng được, có một chỗ nào đấy rất mềm, rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi những xúc động mạnh, sau đó thì không sao lành lại được. Có thể trường hợp cái bà tôi đang kể cũng vậy. Bản nhạc kia đã làm bà ta mất trí. Nếu không, chẳng sao giải thích nổi những việc bà ta làm sau này. ở xóm tôi có một ông nhờ đọc sách Luận Ngữ của Khổng Tử và Đạo Đức Kinh của Lão Tử mà trở thành người khác hẳn đấy. Theo hướng tốt hơn, tất nhiên. Tôi cũng đọc nhưng chẳng thay đổi gì. Nghĩa là tùy người, tùy hoàn cảnh.

Đó là bản nhạc cổ điển Fur Elise, Gửi nàng Elise, của ông nhạc sĩ người Đức Beethoven. Nó ngắn thôi, lại đơn giản, nhưng phải nói rất hay và dễ gây xúc động, nhất là khi người nghe được kể rằng ông nhạc sĩ thiên tài già điếc này gửi nó thay thư cho một nàng Elise nào đó ông lặng lẽ yêu say đắm mà không được yêu lại. Chắc thằng kia vừa đàn vừa phịa thêm cho câu chuyện tình lãng mạn đó nhiều chi tiết lâm ly để gây ảnh hưởng với người hắn định tán. Và hắn đã thành công như ta thấy.

Tôi chẳng hiểu chuyện gì xẩy ra trong cái đầu thông minh mà ngu ngốc kia của bà ta. Bản nhạc làm bà mụ người, đến mức có thể yêu, yêu một cách si mê một người như hắn - mặt lưỡi cày, mắt ti hí, gầy nhom như thằng nghiện, lại bản tính thô lỗ, lười nhác và ích kỷ nhất hạng. Sau ba tháng sống với nhau như vợ chồng, hắn chán rồi thẳng tay đuổi người tình ra khỏi nhà. Trong ba tháng ấy bà kiếm tiền nuôi hắn, cung phụng, tôn thờ hắn như một con nô lệ, tất cả chỉ để được thỉnh thoảng hắn chơi cho nghe bản nhạc Gửi nàng Elise kia! May bố mẹ giàu, mua cho ngôi nhà nhỏ trong ngõ chợ nên bà không phải quay lại với chồng cũ, dù ông này đã tha thứ và cố thuyết phục nhưng bà nhất định không nghe. Có thể vì tình yêu với hắn, cũng có thể bà xấu hổ với chồng con nên quyết định đã đâm lao thì phải theo lao.
Vài tuần sau, quen được người cung phụng, thằng kia mò đến tìm. Bà vội vã đi theo hắn như sợ bị thay đổi ý kiến, không một lời căn vặn, trách móc. Có điều lần này hắn trở nên quá quắt, thô lỗ hơn, và tất nhiên không thèm giữ ý tứ, tán tỉnh như trước. Hắn ngang nhiên dẫn gái về nhà, cả khi bà đang có mặt. Thật kỳ lạ, bà nhẫn nhục chịu đựng tất cả. Vì hắn. Vì cái bài Gửi nàng Elise của hắn! Tôi không là bác sĩ, không biết gì về thuyết phân tâm của Freud, nhưng tôi cho rằng có thể đây là một dạng bệnh tâm thần. Đại khái như tâm thần tình yêu chẳng hạn.
Cuối cùng bố mẹ thằng kia bắt hắn lấy vợ. Bà lại lủi thủi quay về với ngôi nhà trong ngõ chợ. Lủi thủi héo hon chờ đợi mỗi tháng đôi lần hắn đến xin tiền. Bà nhịn ăn, ki cóp từng xu, có khi phải đi vay để đưa cho hắn. Những lúc ấy, mặt bà rạng rỡ hạnh phúc, nói năng ấp úng vì xúc động. Có thể từ lâu bà nghĩ mình là nàng Elise và người tình là Beethoven chăng? Thằng Beethoven này không thất tình đau khổ mà luôn khinh khỉnh nhìn bà, và hễ có được tiền là tìm cách chuồn ngay.

Cứ thế kéo dài đúng hai mươi năm. Các vị lại ngạc nhiên? Thế tôi mới nói là ngu, là ngớ ngẩn. Trong hai mươi năm ấy bà có thể quay lại với chồng con bất kỳ lúc nào, nhưng bà đã không làm thế. Ông chồng đều đặn hàng tháng gửi tiền cho người vợ chưa li dị của mình - chẳng hiểu vì tình yêu hay lòng thương. Sau này anh con lớn đi làm thỉnh thoảng cho thêm. Tất nhiên bà đưa hết số tiền đó cho Beethoven của mình. Vì hắn, bà đã bị đuổi việc từ lâu do tự ý nghỉ quá nhiều.
Suốt thời gian ấy bà sống lặng lẽ, không có sự cố gì đặc biệt, trừ hai lần bị đẩy đến tột đỉnh của hạnh phúc và sợ hãi. Chính xác là một hôm cuối năm 1978, để bà đồng ý kiếm cho một khoản tiền không nhỏ, hắn đưa bà vào Nhà Hát Lớn nghe buổi hòa nhạc của một nghệ sỹ dương cầm người Nga. Trong chương trình có bản Fur Elise. Bà dành trọn ba ngày chuẩn bị cho sự kiện trọng đại đó. Sự kiện thứ hai xẩy ra khoảng mấy năm sau. Một sự kiện buồn. Bà bị vợ hắn tạt a-xit do ghen tuông. May không trúng mặt. Chỉ bị bỏng nhẹ ở bàn tay phải. Sau đấy vì lo sợ, bà ốm mất một tháng mới khỏi.
Bây giờ bà đã là một mụ già. Một mụ già khốn khổ nhưng mãn nguyện vì đã mười năm nay được sống với người mình yêu. Số là vợ thằng kia không chịu nổi chồng cuối cùng đã bỏ đi, để lại hắn một mình không việc làm, không đồng xu dính túi, hơn thế lại mắc bệnh hen xuyễn và xơ gan nặng vì rượu. Thời gian gần đây thì hắn hầu như nằm một chỗ, thậm chí có muốn cũng không chơi nổi bài Fur Elise để gọi là trả công cho mọi lo toan vất vả của mụ. Vì yếu và bất động, hắn không thể thô lỗ như trước, nhưng thỉnh thoảng vẫn quát mụ bằng giọng khò khè the thé khi cần cái gì đó. Những lúc ấy người đàn bà tội nghiệp này lại cuống lên lo chạy thỏa mãn yêu cầu của hắn, miệng xuýt xoa đến cảm động...

“Đúng là một mụ điên!” Ai đó lên tiếng khi người kể chuyện dừng lời.

“Dẫu sao cũng là một tình yêu lớn. Người yêu được như thế ít lắm”.

Một người khác nói, không hiểu sao thở dài rõ to.Bà váy sọc quay sang ông đầu bạc, thái độ lúc này có vẻ thân thiện hơn:

“Ông không là nhà văn đấy chứ? Ông phịa giỏi lắm. Phi lý nhưng nghe mùi mẫn. Hay ông đọc được đâu đó ?”

“Tin hay không hoặc nghĩ thế nào tùy bà. Tôi đã nói trước rồi mà. Nhưng chuyện có thật đấy. Trăm phần trăm, dù đúng là ngớ ngẩn và phi lý như bà nói. Nhưng rồi suy cho cùng, ở người đàn bà nào cũng có chút ít chất ngớ ngẩn và phi lý ấy, đặc biệt khi chuyện liên quan đến tình yêu. Vấn đề chỉ ở mức độ. Bà không tin, hôm nào về Hà Nội tôi dẫn đến gặp người đàn bà ấy. Bà ta có quán nước trà ở Ngã Năm Lò Đúc. Để có tiền, bà ta còn làm thêm bao nhiêu việc, từ giặt thuê, trông trẻ cho đến trông xe. Không ít khi còn giở trò láu lỉnh tính gian tiền của khách. Vất vả lắm, nhưng mãn nguyện ra mặt. Bà cứ đến rồi khắc thấy. Thậm chí người đã bắt đầu phát phì”.
“Thế còn ông chồng cũ?” một người hỏi.
“Chẳng sao cả. Ông ấy không li dị vợ mà cũng chẳng lấy vợ khác. Một người tốt như tôi nói. Đến giờ vẫn đều đều hàng tháng gửi tiền cho bà. Nghe nói ông còn tự học pianô để chơi bài Gửi nàng Elise cho bà nghe. Nhưng tiếc tiếng đàn của ông không làm bà xúc động mà quay lại”.
“Cũng lại một thằng ngốc nốt!”

“Có thể. Tình yêu cũng biến đàn ông chúng ta thành những thằng ngốc. Ngu ngốc không phải độc quyền của riêng phái nữ. Hơn thế, chúng ta dường như không chỉ đau khổ mà còn lấy làm hạnh phúc vì sự ngu ngốc ấy”.

“Tôi nghi không khéo ông chính là chồng bà ta?”
Bà mặc váy sọc cười khúc khích, nhưng ông đầu bạc không đáp, chỉ quay mặt hướng khác.
Đến giờ đi tham quan tiếp. Không khí chẳng mấy hứng khởi, vì bữa ăn no đang gọi cơn buồn ngủ, có lẽ còn cả vì câu chuyện vừa rồi. Không ai nhắc tới nó, nhưng chắc còn vương vấn suy nghĩ, chuyện người khác và chuyện của mình. Thậm chí những con hươu cao cổ, tê giác, hổ báo trước đó làm họ phấn khích đến thế bây giờ dường như cũng chỉ là những con vật bình thường.

Buổi tối ở khách sạn, trước khi đi dạo phố, ông đầu bạc ngồi xuống trước chiếc đàn pianô loại lớn bóng loáng màu đen tại phòng ăn. Những ngón tay lóng ngóng của ông rón rén dạo trên các phím đàn. Bản Fur Elise của Beethoven! Ông đàn hai lần, may đều lưu loát, trừ một chỗ vấp ở đoạn giữa. Tiếng đàn còn vụng về nhưng diễn cảm và đúng nhịp.

Mọi ngưòi quay sang nhìn. Đàn xong, ông đặt tay lên đầu gối rồi nói với mấy bà đang đứng cạnh:
“Không ai si mê tôi à?”
Tác giả: Thái Bá Tân

Thứ Bảy, tháng 10 21, 2006

Bàn tay hình chiếc lá


Truyện ngắn. Thái Bá Tân

Con bé đứng giữa trời mưa. Nó bị mù. Mưa bé thôi. Cơn mưa phùn dai dẳng thường có vào dịp cuối năm. Những giọt nước li ti bám vào mặt, vào quần áo, lâu dần cũng đủ lớn chảy thành từng dòng. May không lạnh lắm, nhưng sự ẩm ướt kéo dài, đường phố bẩn thỉu và bầu trời u ám gây cảm giác nặng nề, khó chịu.

Nó cũng hẵng còn bé. Nhìn bề ngoài, người ta chỉ đoán khoảng bảy, tám tuổi. Nhưng có thể nó đã mười, thậm chí mười lăm. Những đứa trẻ ăn mày như nó khó đoán tuổi lắm. Nhất là khi lại mù và trông khá tiều tụy. Nó đứng đầu ngõ chợ, dưới gốc cây bàng chưa kịp ra lá, nên mưa dù nhỏ, quần áo nó vẫn ướt sũng từ bao giờ. Tại sao nó không vào đứng dưới hàng hiên hiệu thuốc bên cạnh? Có thể chủ cửa hàng không cho. Có thể vì mù, nó không biết. Cũng có thể cần cây bàng để tựa, vì nó đứng chứ không ngồi, mà có lẽ đã đứng như thế từ lâu và sẽ còn lâu nữa.

Ngồi làm việc ở phòng mình trên tầng hai ngôi nhà đối diện, tôi lặng lẽ quan sát nó. Nó đứng yên, hầu như bất động, người co lại để chống đỡ với mưa gió. Nếu nó đứng trên chạng ba cây bàng thì có thể nghĩ đó là một con cú đang thiu thiu ngủ. Hình như nó cũng đang thiu thiu ngủ. Nó chìa bàn tay trái trước mặt. Một bàn tay nhỏ bé, khum khum, màu vàng nhợt vì bẩn và vì đau ốm, trông giống những chiếc lá bàng nửa xanh nửa vàng rụng đầy dưới chân. Nó đeo cái bị hay cái túi gì đấy sau lưng. Bên dưới là chiếc mủng tre với mấy tờ giấy bạc nhàu nát và một ít thức ăn được người ta vứt cho từ bao giờ. Cả tiền và thức ăn đều ướt. Cũng bẩn và lạnh như chính nó. Tôi thấy nó luôn im lặng, khác hẳn những người ăn mày lắm lời ta thường gặp. Nó chỉ đứng thế, bất động, trừ một lần có chiếc xích lô chở hàng cồng kềnh va vào làm nó phải bám lấy thân cây mới không bị ngã. Sau đó nó trở lại tư thế cũ. Đôi mắt mù trắng đục vô cảm nhìn phía trước, cùng hướng với bàn tay hình chiếc lá bàng héo úa.

Vốn dễ xúc động và hay phân tán tư tưởng, từ khi thấy nó, tôi chẳng thể tập trung làm việc được nữa. Tôi đang viết một truyện ngắn có hậu, có nắng ấm, cây xanh và nhiều khuôn mặt hạnh phúc. Tôi hơi khó chịu vì nó làm hỏng một ngày làm việc của tôi, vô tình cứ bắt tôi chú ý đến nó. Ngõ chợ luôn đông người ra vào, mà tôi chẳng thấy ai cho nó gì. Nó cũng chẳng mở mồm xin ai cái gì. Chỉ chìa tay đứng thế. Và chiếc lá bàn tay ấy chẳng nhận được gì ngoài những giọt mưa li ti nhão nhoẹt...

Bất chợt, thay cho truyện ngắn đầy nắng ấm và hạnh phúc định viết, tự lúc nào không biết, trong đầu tôi đã hình thành một bài thơ buồn. Bài thơ về nó, cái con bé ăn mày tội nghiệp ấy.

BÀN TAY HÌNH CHIẾC LÁ

Trời mưa phùn lất phất,
Gió lạnh thổi suốt ngày.
Em bé mù hành khất
Đứng bên đường, chìa tay.

Bàn tay em để ngỏ,
Suốt từ sáng đến trưa
Chỉ xin được ít gió,
Chỉ được cho ít mưa.

Bàn tay như chiếc lá
Bị gió ngắt lìa cành,
Dù nhăn nheo, tàn tạ,
Nhưng hình như còn xanh.

Cuộc đời này oan trái
Đã cướp hết của em,
Chỉ trớ trêu chừa lại
Bàn tay chiếc lá mềm.

Mưa phùn, mưa buồn bã...
Em trơ trọi giữa đời.
Bàn tay hình chiếc lá
Đầy những giọt mưa rơi...

Cảnh đã buồn. Bài thơ ngẫu hứng này càng làm tôi buồn thêm. Buồn vì sự bất lực của bản thân và sự vô bổ của cái nghề văn chương trót cả đời đeo đuổi. Bài thơ có thể chân thành và xúc động. Nhưng không lẽ mang xuống đường đọc cho nó nghe, để nó biết tôi thương nó thế nào? Cả bài thơ và tình thương ấy của tôi có làm nó đỡ lạnh và no hơn không? Tôi ngồi đây, trong căn phòng tiện nghi ấm áp, no đủ và hạnh phúc, để viết về nó, một đứa bé ăn mày mù cả hai mắt, trạc tuổi con tôi, đứa con mà tôi đang vất vả bắt không được ăn những thứ béo bổ để khỏi phát phì! Cả tôi và vợ tôi cũng đang phát phì vì ăn quá nhiều và quá ngon.

Vậy phải chăng tôi đã viết những dòng chân thành mà giả dối? Thậm chí đạo đức giả? Không lẽ thực sự tôi không thể làm được điều gì để giúp nó, chính xác hơn là giúp mình thoát khỏi những mặc cảm trên? Tất nhiên là có. Tôi có thể - và dự định chốc nữa sẽ làm ngay - cho nó ít tiền, ít thức ăn như nhà tôi từng cho nhiều người cơ nhỡ khác. Nhưng sau đấy thì sao? Những đứa khác như nó, mà chắc không ít ở cái thành phố rộng lớn này, thì sao? Phải chăng với ít tiền, ít thức ăn ấy, tôi có thể mua được sự thanh thản cho lòng mình để viết tiếp câu chuyện đầy nắng và hạnh phúc kia của tôi?


Tôi cứ quẩn quanh mãi với những ý nghĩ không mấy vui vẻ ấy. Trong khi đó, con bé vẫn đứng yên bất động bên gốc bàng với bàn tay nhỏ xíu đang chìa ra phía trước. Trên lòng bàn tay khum khum như chiếc lá ấy vẫn chẳng có gì ngoài những giọt mưa nhỏ và lạnh.

Thành phố đã lên đèn. Thậm chí ngõ chợ cũng bắt đầu thưa người. Người mù không phân biệt được ánh sáng và bóng tối, nhưng nhờ một giác quan đặc biệt nào đó, họ biết rõ lúc nào là đêm và ngày. Con bé này cũng vậy. Nó đang đi về nhà. Chẳng ai biết nó từ đâu tới và bây giờ đang đi về đâu. Nhưng nó đang đi. Nghĩa là quả có một nơi nào đấy mà nó có thể đến, có thể gọi là "nhà". Như những người mù khác, nó đi chậm chạp, rờ rẫm. Không có gậy, chỉ thỉnh thoảng quờ quờ tay trước mặt. Nó đã rẽ qua mấy phố nhưng vẫn tiếp tục đi. Nghĩa là "nhà" của nó phải xa lắm, và nó phải quen đường lắm mới không bị lạc.

Trên vỉa hè một đường phố nọ, nó bỗng vấp phải cái gì mềm mềm. Nó đứng lại suy nghĩ một chốc rồi cúi xuống đưa cả hai tay sờ sờ cái vật mềm mềm ấy. Đó là một bà già đang nằm sóng soài trên mặt hè phố bẩn thỉu và ẩm ướt. Không biết bà lão nằm đây trong tư thế ấy tự bao giờ. Mái tóc bạc xõa tung, dính đầy bùn. Quần áo cũng ướt và dính đầy bùn... Có lẽ con bé đoán hiểu được chuyện gì đã xẩy ra. Nó để ngón tay trỏ sát mũi bà lão. Còn thở, nhưng rất yếu. Nó lắc lắc, gọi mấy lần, nhưng không thấy đáp lại. Nó cố hết sức vực bà lão dậy, kéo lê mấy bước, rồi cho tựa lưng vào bức tường gần đó. Nó lấy mảnh giẻ trong bị lau mặt mũi, tay chân cho bà lão.

Chừng ấy việc đủ làm nó mệt, nên nó cũng ngồi tựa vào tường để nghỉ. Nó lấy mấy mẩu bánh mì sũng nước nhét vào miệng bà lão. Lúc đầu bà lão không ăn, nhưng nó vừa dỗ như dỗ em, vừa bón từng mẩu nhỏ. Bà lão bắt đầu ăn và dần dần tỉnh lại. Rồi nó rờ rẫm tìm đến vòi nước công cộng để uống đỡ khát và mang về cho bà lão một cốc.

Đó là một bà lão ăn mày, hơn bảy mươi tuổi, mắt sáng nhưng rất yếu, lại mắc chứng suy tim nên thỉnh thoảng bỗng ngất đi như vậy. Bà ngất, nằm đấy từ lúc mới xế chiều. Nghĩa là bà đã nằm trong tư thế ấy, ngay trên mặt hè đông người qua lại hơn năm giờ đồng hồ. Thế mà chẳng ai vấp phải bà. Vì ai cũng mắt sáng nên họ nhìn thấy và né sang bên. Nhiều người quả có dừng lại, lắc đầu ái ngại. Nhiều người cũng tỏ ý thương bà, nhưng họ nghĩ đây là việc của công an, của các tổ chức nhân đạo. Mà họ thì đang bận, thương đấy, muốn giúp đấy, nhưng... Thế là họ đi tiếp, dù trong lòng không phải không gợn chút băn khoăn. Suy cho cùng, cũng chẳng trách được họ. Chỉ tội con bé mù. Vì nó mù nên đã vấp phải bà lão, phải vất vả dựng bà dậy, chăm sóc, cho ăn uống.

Tối ấy, con bé chẳng "về nhà" nữa, mà cùng bà lão ăn mày ôm nhau nằm co quắp dưới mái hiên có bức tường nơi hai người vừa tựa lưng nghỉ. May không bị ai đuổi.

Hôm sau, và những ngày tiếp theo, từ cửa sổ phòng mình, tôi lại thấy con bé mù đứng chìa tay bên gốc cây bàng đầu ngõ chợ như cũ. Vẫn bàn tay hình chiếc lá ấy. Vẫn cái dáng bất động, nhẫn nhục và chiếc mủng tre ấy. Khác chăng, bây giờ mưa đã tạnh. Trời bắt đầu hửng nắng. Nhưng bây giờ luôn ở bên em là bà lão ăn mày đã làm em vấp, được em cứu sống và từ nay, với đôi mắt sáng của mình, sẽ cùng em dựa vào nhau để tồn tại trong cuộc đời này. Cuộc đời với hầu hết những con người khỏe mạnh, mắt sáng, giàu lòng nhân ái nhưng quá bận, quá vội, thành ra đôi khi quá hờ hững với người khác.

Còn tôi, tôi vẫn không sao viết nổi truyện ngắn có hậu, có nắng ấm và những khuôn mặt hạnh phúc kia. Tôi cứ vấn vương mãi với những suy nghĩ chẳng đâu vào đâu về đủ mọi chuyện, về thiên chức nhà văn, về tình người, tình đời, về cả sự bất lực của mình. Và trong tâm trạng buồn buồn day dứt như thế, tôi đã viết một bài thơ như sau về bà lão ăn mày ấy.

VẤP

Đêm, lất phất mưa phùn.
Một bà già bé nhỏ
Quần áo lấm đất bùn
Nằm ngang trên hè phố.

Bà ngã xuống ở đây
Phải chăng vì đói, mệt?
Ốm? Một giờ? Cả ngày?
Hay phải chăng đã chết?

Phố đông người, ồn ào
Hình như ai cũng vội,
Thế mà không người nào
Vấp phải bà, dù tối.

Người tiếp người đi qua,
Bà già vẫn nằm đấy.
Không ai vấp phải bà,
Cả chính tôi cũng vậy.

Mãi lúc sau, đang đi
Nơi sáng đèn, đường vắng,
Tôi bỗng vấp cái gì
Rất đau và rất nặng.

Thì ra, chính nỗi đau,
Lương tâm và xấu hổ
Làm tôi vấp... Cúi đầu,
Tôi bước đi giữa phố...

Nguồn từ: http://www.thaibatan.com

Thứ Sáu, tháng 10 20, 2006

Công chúa Bát Nàn


Thời nhà Hán đô hộ, vùng Phượng Lâu, Đức Bác thuộc huyện Phù Ninh tỉnh Vĩnh Phú ngày nay là một trang ấp lớn dưới quyền ông Vũ Chất và bà Hoàng Thị Mẫu cai quản. Ngoài công việc nông trang ông bà còn biết nhiều bài thuốc chữa chạy cho những ai đau yếu bệnh tật, nên được dân chúng khắp vùng mến phục.

Nàng Thục Nương, con gái của ông bà, là người tài đức, có võ nghệ cao cường, lại có dung mạo xinh đẹp tuyệt vời. Đến tuổi trưởng thành Thục Nương hứa hôn với Phạm Danh Hương là một chàng trai anh tuấn, con của vị huyện trưởng Nam Châu.

Tiếng đồn về tài sắc của Thục Nương đến tai thái thú Tô Định của quận Giao Chỉ. Y sai bày tiệc rượu rồi cho mời ông Vũ Chất đến để cầu thân. Ông Vũ Chất từ chối, nói là con gái mình sắp lấy chồng. Tô Định không tin, liền sai mời cả Phạm Danh Hương cùng đến. Y nói với ông Vũ: nếu đúng như vậy thì y sẽ đứng ra làm chủ hôn.

Giữa bữa tiệc, Tô Định ra ám hiệu hất chén rượu, thế là bọn thủ hạ trực sau hai bên lập tức xông ra lôi tuột ông Vũ Chất và Phạm Danh Hương đem giết đi. Sau đó Tô Định cho một toán quân đến trang Phượng Lâu để bắt Thục Nương đem về dinh.

Nhưng người thân tín theo ông Vũ Chất vào dinh Tô Định đã nhanh chân chạy về báo trước. Thục Nương vô cùng căm giận, vội thu xếp cho mẹvà gia quyến đi trước, còn tự mình thì ở lại chờ giặc.

Khi quân Tô Định tới nơi, thục Nương múa song kiếm xông ra, tên cầm đầu cùng mấy tên nữa bị giết. Những tên còn lại hoảng hốt bỏ chạy. Thục nương cũng vội thu xếp tư trang hành lý, rồi mau chóng lánh mình.

Nàng đi mãi đi mãi ... xuống phía Nam. Khi tới một ngôi chùa nhỏ ở ấp Tiên La bên bờ sông Thiên Đức, thuộc địa phận tỉnh Thái Bình ngày nay, thì dừng lại.

Đêm ấy các vị bô lão trong ấp Tiên La đều nằm mộng thấy thần thành hoàng đến báo có vị thượng nhân ở nơi khác tới chùa. Sáng hôm sau các vị bô lão kéo đến tập trung trước sân chùa. Một số người mở cửa vào trong thấy sau ngôi tam bảo có một người con gái đang đứng, tay cầm song kiếm. Thục Nương lúc ấy nghe có tiếng động tưởng quân Tô Định đến bao vây, liền đứng vào thế thủ sẳn sàng chiến đấu.

Thấy vậy các vị bô lão và đân làng vội vàng quỳ xuống, kể lại giấc mộng đêm qua. Thục Nương cảm động cũng quỳ xuống đáp lễ, rồi thuật lại gia cảnh của mình. Tất cả đân làng đều nhất tề hãy ở lại làm ăn sinh sống để chờ thời cơ giết giặc, bởi vì sưu cao thuế nặng và sự dã man tàn bạo của quân thù làm cho ai nấy đều căm giận trong lòng.

Thấy mọi người đồng tâm đồng ý, lại thấy nơi đây địa hình thuận lợi có thể lập căn cứ được, Thục Nương đã vui lòng ở lại.

Từ đó Thục Nương trông coi chùa Tiên La. Nàng xuống tóc đi tu nhưng tâm trí thì lúc nào cũng nấu nung đến nợ nước trả thù nhà. Vốn là người có võ nghệ cao cường, lại tinh thông nhiều trận pháp nên Thục Nương bắt tay vào việc tập luyện cho dân làng. Thế là mọi người lo sắm sửa khí giới, chuẩn bị lương thực và đêm đêm lại tập luyện võ nghệ, trận pháp. Các làng xung quanh biết tin cũng kéo đến ngày đêm mỗi đông. Dần ấp Tiên La trở thành một căn cứ lớn, có mấy ngàn dân binh, được trang bị khí giới đầy đủ, lại tinh thông võ nghệ và các trận pháp. Thục Nương phất cờ khởi nghĩa, được dân chúng tôn xưng là Bát Nàn đại tướng quân, đã giao chiến nhiều trận với giặc và thu được nhiều thắng lợi .

Lúc ấy Hai Bà Trưng đã dấy binh ở Mê Linh, chuẩn bị đánh thành Luy Lâu, cho sứ giả đi khắp nơi truyền lệnh khởi nghĩa ...

Khi sứ giả đến Tiên La thì Bát Nàn tướng quân đã hay tin ở Mê Linh có cuộc khởi nghĩa. Còn đang băn khoăn đem quân đến Mê Linh hay cứ ở lại độc lập tác chiến thì một đêm đang ngủ Bát Nàn mộng thấy một nữ thần xuất hiện, tay cầm lá cờ xan. Nữ thần nói tuân lệnh ngọc hoàng xuống trao cho bà lá cờ, rồi lại đọc bốn câu thơ:
Nữ binh, nữ tướngThiên dĩ định danhVật khả độc lậpSự nãi bất thành

Tạm dịch:

(Tướng gái quân gái Trời đã định danh Chớ đứng một mình Việc không thành được)

Đọc xong nữ thần biến mất. Bát Nàng tướng quân tỉnh dậy và hiểu là mình phải quyết định thế nào. Mấy hôm sau có sứ giả đến, Bà sai thù tiếp rồi ngay sau đó tập hợp binh sĩ tiến về Mê Linh tụ nghĩa.

Thấy Bát Nàng tướng quân đến Hai Bà Trưng vô cùng mừng rỡ. Đây là một lực lượng hùng mạnh lại dưới quyền chỉ huy của vị danh tướng tài ba. Sau mấy ngày hội quân, Hai Bà giao cho Bát Nàn lĩnh đạo quân tiên phong tiến đánh Luy Lâu. quả danh bất hư truyền, mỗi khi song kiếm của Bát Nàn tướng quân múa tới đâu là đầu giặc rơi tới đó, quân Hán về sau chỉ vừa trông thấy đã phải bỏ chạy .

Thành Luy Lâu và các thành khác bị hạ, Hai Bà Trưng xưng vương, phong thêm Bát Nàn tướng quân là Trinh Thục công chúa, cho hưởng thực ấp và quản lĩnh cả hai nơi là Tiên La (Thái Bình) và Phượng Lâu (Vĩnh Phú).

Khi Mã Viện kéo quân sang xâm lược, sau trận Lãng Bạc, Hai Bà Trưng rút về Cẩm Khê, Bát Nàn tướng quân cũng rút về Tiên La. Tại đây khi thấy tình thế đang lúc khó khăn, bà cho giải tán lực lượng, ai về nhà ấy làm ăn sinh sống, để chờ thời cơ, còn bà, tự mình cũng về tu trong chùa cũ.

Tuy vậy, bà và các thủ lĩnh vẫn thỉnh thoảng gặp gỡ nhau để bàn bạc đại sự.

Quân giặc vẫn ngày đêm cho lính đi dò la tin tức của bà. Một đêm trăng sáng khi bà đang cùng mọi người họp mặt thì quân giặc bỗng ở đâu ập tới. Chúng kéo mỗi lúc một đông. Bát Nàn tướng quân múa song kiếm tử chiến với giặc. Bà tả xung hữu đột, phá vòng vây rồi chạy tới một gốc cây tùng. Tại đây do vết thương quá nặng nên bà đã gục xuống và hóa. Đó là lúc rạng sáng ngày 18 tháng 3 âm lịch.

Sau này, mọi người Tiên La đã lập đền thờ bà ngay tại gốc cây tùng đó và lấy ngày bà tử nạn làm ngày lễ.

Các làng Phượng Lâu, Đức Bát ở Vĩnh Phú cũng lập đền thờ bà. Các triều đại trước kia đều có sắc thượng phong cho bà.

Tác giả: Chưa biết

Anh nông dân và thần núi


Chuyện này đã lâu lắm rồi. Một anh nông dân quanh quẩn thế nào một hôm lại lạc vào rừng sâu và gặp ngay thần Núi. Phải nói rỏ ràng anh nông dân chỉ mới biết bóng dáng của thần Núi qua các tranh vẽ mà thôi. Nhìn thấy anh, thần núi quát tướng lên:

Anh kia, mi là người trần! Phải biết rằng ai đã đến đây cũng không thoát khỏi tay ta, đừng có chạy. Ta phải ăn thịt ngươi! Sửa soạn đi thôi.

Anh nông dân sợ rung cả người nhưng cố trấn tỉnh đáp lại:

Tôi đã nghe nói đến ngày rất nhiều. Vậy ra ngài là thần Núi? Rừng rậm thế này tôi cũng chẳng thoát được với ngài. Tôi đã sẵn sàng, ngài muốn làm gì tùy ý. Nhưng ngài có thể rộng lượng cho tôi được nói một điều không? - Nào, còn muốn nói gì nữa? Nói cho tường tận, Thần Núi hét to.

Anh nông dân liền nói:

Người ta đồn rằng thần Núi có thể biến thành cái gì cũng được. Tôi chỉ khao khát rằng trước khi bị ngài ăn thịt, tôi được thấy tận mắt cái tài của ngài coi nó thế nào.

Thần núi cười sằng sặc: Cái đó có hề chi. Nói đi, anh muốn ta biến thành thứ gì nào?

Xin ngài biến thành cây đại thụ. Bằng cây nào cao nhất xung quanh đây mới giỏi.

Anh nói.

Trong nháy mắt, thần Núi đã biến thành một cây đại thụ ngọn cao nhất, tưởng chạm đến cả trời. Anh nông dân đưa tay vuốt thân cây mà khen lấy khen để:

Đúng là thần Núi rồi! Mình không ngờ rằng cây đại thụ lại cao lớn như thế.

Anh đã thấy phép lạ của ta chưa? Đủ rồi chứ?

Thần Núi đắc chí hỏi anh. Nhưng anh nông dân lại xin thêm một điều nữa:

Tôi muốn xem ngài biến thành tảng đá nữa ... Tức thì thần Núi không còn cây đại thụ mà đã hóa thành một ngọn núi cao sừng sững trước mặt anh. Lần này anh lại khen lấy khen để thần Núi, rồi cuối cùng anh nói: Thế là ngài đã biến được thành hai thứ to lớn nhất mà tôi vẫn ao ước được thấy. Vậy ngài có thể biến thành một thứ gì nhỏ tí tỉ tì ti không ạ? Ngài trổ tài lần nữa xem, ngài thử biến thành một hạt đậu trên bàn tay tôi đi nào...nào...
Hừm... thế thôi à?

Thần Núi cả cười, nhăn cả cái mũi dài thườn thượt.

Thần núi biến ngay thành một hạt đậu nhỏ tẹo trên lòng bàn tay anh nông dân.

Anh bỏ luôn hạt đậu vào mồm, nhai nhai và nuốt chửng.

Từ đó người ta quen miệng chế giễu những chàng có tính khoe khoang là "Thần Núi".

Tác giả: Hoang Anh

Con Rùa Vàng

Xưa kia có hai người bạn chơi với nhau rất thân, hiềm vì một người thì giàu, còn một người nghèo. Người bạn giàu có cái tên là Đại Phú, còn người nghèo tên là Chí Quân.


Vợ chồng Đại Phú thấy bạn nghèo thì có ý muốn giúp đỡ vốn liếng để làm ăn. Chí Quân lòng dạ ngay thẳng ngại rằng lấy tiền của bạn đem về, rủi làm ăn thất bát thì lấy đâu mà trả cho bạn. Vì vậy nên từ chối việc giúp đỡ của bạn.


Nhà Đại Phú chẳng thiếu gì của qúi, nhưng lại muốn có thêm của lạ nên hôm nọ lấy năm nén vàng đưa cho một người thợ bạc đặt làm con rùa vàng. Ngày kia, Chí Quân đến thăm bạn, Đại Phú liền đem con rùa vàng ra khoe. Chí Quân xem rồi để trong một cái đĩa, đoạn cùng bạn uống rượu đến say khướt nằm ngủ quên.


Lúc bấy giờ, con trai của Đại Phú đi học ở xa về, thấy con rùa vàng lấy đem đi chơi. Đến chừng Chí Quân ra về được một lát, Đại Phú mới sực nớ tới con rùa vàng, hỏi vợ thì vợ nói không có lấy cất. Đại Phú lấy làm bối rối, chẳng lẽ nghi cho người bạn tốt của mình ăn cắp con rùa vàng?


Ngày sau, Đại Phú đến nhà Chí Quân chơi, nhân tiếc con rùa vàng có hỏi mát bạn rằng:


Này anh, hôm trước anh có lấy con rùa vàng của tôi đem về để cho chị coi không?


Nghe vậy Chí Quân nghĩ thầm rằng: Có lẽ bạn ta nghi ta ăn cắp con rùa vàng chăng? Nhưng chẳng lẽ bảo là không lấy thì chi cho khỏi phật lòng bạn mình, nên đành nhận là có lấy.


Đại Phú mới bảo ban:

Thôi được, anh cứ giữ con rùa vàng mà chơi. Tôi xin biếu anh.


Đại Phú về rồi, vợ chồng Chí Quân lấy làm lo lắng, làm sao có con rùa vàng để trả cho bạn. Vợ chồng bàn nhau bán nhà bán cửa cho ông Phú và xin làm người hầu hạ để có đủ tiền làm con rùa vàng trả cho bạn.



Ông Phú biết chuyện lấy làm động tâm, mới gọi người thợ bạc đến làm một con rùa vàng khác, trao cho vợ chồng Chí Quân đem về trả bạn và cũng không nhận vợ chồng Chí Quân làm người hầu hạ, mà chỉ cho ở nhờ.


Được ít lâu, người con trai của Đại Phú trở về nhà có đem theo con rùa vàng đã lấy độ trước, trả cho cha mẹ và nói:


Hôm nọ, con về nhà thình lình thấy con rùa vàng để trong đĩa nên con lấy cất đây, nếu gặp phải kẻ gian thì mất luôn rồi. Vậy con xin trả lại.


Thấy vậy, vợ chồng Đại Phú vô cùng ngạc nhiên. Rùa vàng con mình lấy đem đi chơi, rùa vàng nào bạn đem trả? Mới nghĩ ra, có lẽ người bạn nghèo sợ mình phiền trách nên làm con rùa khác để thế.


Bấy giờ Đại Phú mới đem con rùa vàng đến nhà Chí Quân để trả lại và xin lỗi bạn. Nhưng nhà đã bán rồi, vợ chồng bạn lại ở nhờ trong nhà ông Phú. Lập tức Đại Phú đến gặp ông Phú trao trả con rùa và xin đưa vợ chồng bạn về. Ông Phú từ chối như vầy:


Anh có mượn rùa của tôi đâu mà trả? Còn vợ chồng Chí Quân tôi có bắt buộc gì đâu mà lãnh về? Còn Chí Quân nhận mình mắc nợ ông Phú nên không chịu về.


Câu chuyện trở thành rắc rối, cả ba mới đưa nhau đến cửa công để nhờ phân xử.


Lẽ tự nhiên quan trên không biết xử làm sao đối với ba người ngay thật và tốt bụng.

Tác giả: Hoàng Anh

Thứ Năm, tháng 10 19, 2006

Truyện ông đầu to


Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng là một đứa trẻ chúa nghịch.

Hồi ấy bọn trẻ thường chơi trò xước xách, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng. Trong trò chơi, Quỳnh bao giờ cũng lấn lướt. Một đêm mùa thu, trăng tháng tám sáng vằng vặc, đang chơi với đám trẻ ở sân nhà, Quỳnh bảo:

Chúng bay làm kiệu cho tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người mà cái đầu to bằng cái bồ! Lũ trẻ tưởng thật, liền tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi vòng vòng quanh sân, mệt thở muốn đứt hơi. Xong, chúng nhất định bắt Quỳnh phải giữ lời hứa. Lúc ấy trăng đã mờ, Quỳnh bảo:

Tụi bây đứng đợi cả ở đây, tôi đi đốt lửa soi cho mà xem! Bọn trẻ nhỏ hơi sợ, không dám ở lại, chỉ những đứa lớn hơn, bạo dạn đứng chờ. Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo:

Kìa, trông trên vách kìa. Ông to đầu đã ra đấy! Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền, Quỳnh chạy vào buồng đóng cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.

Tác giả: Chưa biết

Chút kỷ niệm buồn

Chiều nào anh với em nép bên thềm mưa hai đứa xem, dù đôi ta mới quen chút kỷ niệm nhưng em khó quên, ngồi bên nhau trú mưa biết em về không ai đón đưa, đường xa trơn lối thưa chúng ta cùng đi chung dưới mưa, rồi từ khi chia tay biết bao lần gió mưa trở lại, chỉ mình em nơi đây ngóng trông hoài một bóng hình ai, chiều mùa thu mưa bay, buồn này anh đâu hay, tình nồng lên men cay để em ôm ấp giấc mơ u hoài, chiều nay không có anh gió mưa về nghe thương nhớ thêm, làm sao em biết tên, chút kỷ niệm sao anh nỡ quên, đường xa đâu quá xa cớ sao từ lâu anh chẳng qua, để em nghe xót xa mối duyên tình của hai chúng ta.

Đọc nội dung bài hát này các bạn có thấy hình ảnh ngày nào đó của mình không, tôi thì có một chút kỷ niệm dưới mưa như vậy nên mỗi lần nhìn mưa rơi ngoài hiên nhà trong lòng tôi lại có cái gì đó man mác buồn lặng thầm khe khẽ mơn man tái hiện lại, một nỗi niềm khó tả xiết bao. Tôi post bài hát này lên blog để hy vọng ai đó khi đọc bài hát này sẽ chia sẻ nỗi lòng cùng những ca từ mượt mà mà thâm thúy, dạt dào tình cảm và chứa đầy tâm sự này, chúc các bạn vui vẻ.
Tác giả: Ánh Sao.

Giới thiệu về William Shakespeare

William Shakespeare (1504 - 1616) là một trong số những nhà văn hóa vĩ đại nhất của loài người. Từ lâu, sáng tác của ông đã vượt ra ngoài phạm vi nước Anh để trở thành tài sản chung của thế giới, cái gia tài quý báu nhất mà nghệ thuật kịch thế giới để lại cho chúng ta để tiếp thu và phát triển. Tính thời sự của gia tài ấy không mảy may giảm đi mà trái lại tăng lên cùng theo năm tháng. Chỉ riêng trong nửa đầu thế kỷ XX, số công trình viết về ông đã nhiều hơn số công trình của ba thế kỷ trước cộng lại.

Bí quyết tạo thành tính bất tử, tính thời sự và tính toàn nhân loại của cái gia tài ấy chính là ở điểm ông đã trung thành nói lên những nguyện vọng, những ước mơ, những hoài bão thầm kín nhất của nhân dân Anh và từ chỗ phản ảnh trung thành tính nhân dân của một nước cụ thể, ông cũng đồng thời phản ảnh một cái gì cũng bất tử như nhân dân, đó là nhân loại.

I - Thời đại

Hoạt động văn học của Shakespeare gắn liền với cả một trào lưu tư tưởng và nghệ thuật vĩ đại đã lôi cuốn châu Âu từ giữa thế kỷ XIV, gọi là thời Văn nghệ Phục hưng. Đó là một thời đại đầy những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội.

Do sự phát triển của các đô thị, thị trường thế giới mở rộng nhờ việc phát hiện ra châu Mỹ và con đường biển sang Ấn Độ, những mầm mống tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến châu âu lớn lên nhanh chóng phá vỡ cái vỏ phong kiến bấy lâu kìm hãm nó. Tầng lớp thị dân đang lớn lên nhanh chóng chống lại nền văn hoá phong kiến - nhà thờ đang cản trở sự hình thành của nó như một giai cấp tự nó và vì nó. Nó phải phá vỡ chế độ cát cứ phong kiến hàng rào thuế khoá chống lại sự thống nhất thị trường nội địa để tạo lập những dân tộc. Nó phải đạp tan thần học đã trói buộc tư tưởng để xây dựng những khoa học giúp nó chinh phục thế giới: đồng thời nó phải xây dựng một văn hoá riêng, một hệ tư tưởng riêng để đáp ứng những lạc thú thế gian chung cho mọi người chống lại thứ tư tưởng an bần, khổ hạnh, chịu kiếp tôi đòi của nhà thờ Thiên Chúa giáo.

Trong cái đà này xuất hiện những người khổng lồ về văn hoá. Như Enghen viết trong Biện chứng pháp của tự nhiên: "Đó là bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất mà nhân loại xưa nay mới thấy. Một thời đại cần đến những người khổng lồ về mặt tư tưởng, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về tài năng mọi mặt, và về sự hiểu biết sâu rộng của họ". Một loạt người khổng lồ xuất hiện: Đantê (Dante) ở Italia, Xecvantét (Cervantes) ở Tây Ban Nha. Rabơle (Rabelais) ở Pháp. Họ xây dựng lên nền nghệ thuật mới nhằm giải phóng con người thoát khỏi những ràng buộc của tôn giáo và hệ tư tưởng phong kiến. Nội dung của nó là tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa, tinh thần tự do dân chủ, hình thức của nó là ngôn ngữ dân tộc đã đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực.

Nhưng Thời đại Phục hưng cũng đồng thời là thời đại tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản, thời đại nông dân phá sản, bị bóc lột cùng cực và nổi lên bạo động, thời đại mở đầu sự thống trị nghiệt ngã của đồng tiền. Hai mâu thuẫn này trong bản thân cuộc sống đều được ít nhiều phản ảnh trong các tác phẩm văn học làm thành tính nhân dân sâu sắc của chúng. Nhưng có thể nói không ở đâu mà hai mặt này thể hiện sâu sắc bằng ở Shakespeare, ở đấy chúng làm thành một mâu thuẫn đau đớn trong từng tác phẩm, khiến cho tác phẩm càng có sức thu hút lạ thường. Người đọc khó lòng phân biệt đây là tiếng cười hay tiếng khóc, là sân khấu hay cuộc đời. Điều này cũng có cái nguyên nhân khách quan của nó.

Thực vậy, không ở đâu mà mặt vinh quang và mặt đen tối của thời tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản lại cụ thể cho bằng ở quê hương nhà thơ. Với thế kỷ XVI, nước Anh đã bước vào một bước ngoặt về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hoá, biến thành "nước điển hình của tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản", như lời nhận định của Marx.

Những nền móng của chế độ phong kiến đang tan rã ở Anh. Sau thế kỷ XVI, nước Anh đã rời khỏi con đường sản xuất nông nghiệp tự túc để chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản xuất để bán. Đối tượng xuất cảng chính là len. Bọn đại địa chủ cướp đất nông dân, biến đất cày thành đồng cỏ mênh mông để chăn cừu. Nông dân mất hết nhà cửa, ruộng vườn, trở thành dân lang thang. Tômat Morơ (Thomas Moore), nhà tư tưởng nổi tiếng thế kỷ XVI trong quyển Nước lý tưởng viết: "Tại tất cả mọi nơi, cừu là con vật rất hiền lành và sống kham khổ, thế mà ở đây, nó đã trở thành hung tợn và tham lam đến nỗi ăn thịt cả người, làm cho nông thôn, nhà cửa và làng mạc vắng tanh". Riêng dưới thời Henry VIII (1509-1547), cha của nữ hoàng Elizabet (1558-1603) 72.000 nông dân "lang thang" bị giết. Những người nông dân này đã thành "tự do" ở chỗ thoát ly khỏi mọi ràng buộc phong kiến và mất mọi tài sản. Họ kéo nhau vào các xí nghiệp, công trường và biến thành những người vô sản. Quảng đại nông dân đã nhiều lần nổi dậy. Đặc biệt, nổi bật là cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1607 đã lôi cuốn một phần nhân dân quan trong miền trung nước Anh. Nhưng các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp và nước Anh thời Shakespeare bị bao phủ bởi những thớt chặt đầu và những giá treo cổ" (Môrôzốp). Về thái độ trắng trợn của bọn quý tộc đối với nông dân, ta có thể tìm thấy trong Côriôlanut (viết năm 1608) lời tố cáo đanh thép: "Họ chẳng bao giờ cần đến chúng tôi cả. Họ để chúng tôi chết đói trong khi kho của họ đầy nứt đố đổ vách, họ ban hành những luật lệ để bênh vực bọn cho vay nặng lãi, ngày ngày thu hồi những sắc lệnh bất lợi cho bọn giàu có và ban hành những luật lệ gắt gao để kìm hãm trói buộc đàn áp dân nghèo. Nếu chiến tranh không nuốt sống chúng tôi thì họ cũng sẽ nuốt chúng tôi. Đấy tình yêu của họ đối với chúng tôi là như thế đấy" (Hồi I, Cảnh 1).

Tầng lớp quý tộc đi theo con đường tư sản hoá và giai cấp tư sản ra sức ủng hộ nhà vua thống nhất quốc gia chống lại bọn phong kiến phân quyền thực hiện thống nhất thị trường nội địa đồng thời chống lại Tây Ban Nha lúc bấy giờ mạnh nhất thế giới về hải quân để giành lấy chủ quyền ngoại thương. Trong một thời gian ngắn nước Anh đã đứng đầu thế giới về thương nghiệp và hải quân. Trận đại thắng Acmađa năm1588 của Anh đánh tan hạm đội Tây Ban Nha mở đường cho việc buôn bán đại quy mô, kỷ nguyên xâm lược thuộc địa cũng là lúc phát triển mạnh mẽ tinh thần yêu nước, cũng như triết học và văn học nghệ thuật.

Những thay đổi về kinh tế và xã hội là cơ sở thuận tiện để tiếp thu và phát triển những tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa thời Phục hưng. Vô số tác phẩm Pháp, Italia, Tây Ban Nha được dịch sang tiếng Anh. Nước Anh trước đây còn lạc hậu đã đuổi kịp các nước tiên tiến và đứng đầu châu âu về triết học. Franxit Bâycân (Francis Bacon), nhà duy vật vĩ đại mở đầu sự đoạn tuyệt với thần học, kêu gọi sự xây dựng khoa học thực nghiệm dựa trên khảo sát thực tế, đã để lại một ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ tác phẩm của Shakespeare. Hàng loạt nhà thơ trữ tình phát triển, kịch đang phát triển rầm rộ.

Nhưng cũng chính ở Anh, sự bần cùng hoá của nông dân diễn ra sâu sắc hơn ở đâu hết.
Để tích luỹ tư bản, bọn thống trị đã làm đủ mọi cách: cướp đoạt, cho vay nặng lãi, xâm lược thuộc địa. Như Mác viết: "Lịch sử của sự tước đoạt này được viết trong sử sách của nhân loại bằng tiếng nói của lửa và máu... Sự tước đoạt những người sản xuất trực tiếp được tiến hành với sự dã man tàn nhẫn nhất, dưới áp lực của những dục vọng hèn hạ nhất, bẩn thỉu nhất, vụn vặt nhất và điên cuồng nhất”.

Và sau khi làm nhiệm vụ tố cáo những bất công của chế độ phong kiến, giai cấp tư sản đã phơi bày bộ mặt thực của mình: "Tại mọi nơi nó nắm được quyền thống trị, giai cấp tư sản đã đập nát mọi quan hệ phong kiến, gia trưởng thi vị. Nó đã xé toang không thương tiếc những dây xích sặc sỡ đã từng buộc chặt con người vào "các đấng quân chủ trời cho" của họ, mà không để lại gì giữa người với người một liên hệ nào khác ngoài cái quyền lợi trần truồng "tiền trao cháo múc" một cách tàn nhẫn. Trong làn nước băng giá của sự tính toán ích kỷ, nó đã dập tắt mối rung cảm thiêng liêng hiệp sĩ của sự rung cảm ngây ngất của tôn giáo, lòng nhiệt tình có tính chất hiệp sĩ, tính đa cảm phi-lit-tanh....Tóm lại, nó đã thay thế sự bóc lột bị che đậy bởi những ảo tưởng tôn giáo và chính trị bằng sự bóc lột công khai, trơ trẽn, trắng trợn và súc vật".

Một loạt người xuất hiện, quỷ quyệt, tàn nhẫn, vô liêm sỉ, những Sailôc, Iago, Etmun, Măcbet ra đời, điển hình cho cái thời đại mà theo Mác, "mới sinh ra đã toát tất cả máu và bùn ở mọi lỗ chân lông".

Shakespeare là con người của cái bước ngoặt lịch sử vĩ đại và đau thương ấy. Con người ấy sống như thế nào và nhìn cuộc sống như thế nào?

II - Con người

Cuộc đời của Shakespeare không phải như người ta thường nói không được biết đến. Trái lại, ngay vào thời ông còn sống, những gương mặt văn học lớn nhất của thời đại đã nhắc đến và thán phục ông: Mintân (Milton), Đraiđân (Dryden), Pâupơ (Pope). Các vở kịch của ông vẫn tiếp tục trình diễn suốt thế kỷ XVII, XVIII. Nhưng phải đến nửa thế kỷ XVIII, nhất là từ giai đoạn của chủ nghĩa lãng mạn trở đi, ông mới trở thành con người của cả châu Âu và cả thế giới. Danh tiếng ông không nhạt đi mà tăng lên với thời gian. Chỉ tính nửa đầu thế kỷ XX, số công trình nghiên cứu về ông và các tác phẩm của ông đã nhiều hơn ba thế kỷ trước cộng lại. Tên ông trở thành đối tượng của một ngành học mới, ngành Shakespeare học tồn tại ở Anh, Pháp, Đức và Liên Xô cũ.

Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm 1564 ở thành phố Xtratfo trên sông Âyvân, thuộc quận Ioocsơ miền Trung nước Anh. Đó là một thành phố nhỏ chung quanh là ruộng và đồng cỏ xanh. Cậu bé William lớn lên giữa khung cảnh thiên nhiên thanh tú, làm quen với con sông đẹp, những câu chuyện và những bài hát dân gian, những điều sẽ để lại một ấn tượng tươi mát trong các tác phẩm của tác giả. Cha ông - Giôn là một thương gia khá giả, làm nghề bán len, bán tất tay đã từng giữ nhiều chức và cả chức thị trưởng thành phố. Lúc lên bốn, cậu đã có thể thấy cha mặc lễ phục chủ toạ những chợ phiên. Ông thị trưởng này rất khuyến khích việc diễn kịch ở thành phố mình. Trong số tám đứa con ông, Etmun, sinh sau William 16 năm trở thành diễn viên và chết năm 46 tuổi. Cách đấy 30 cây số là thành phố Coventri nổi tiếng về những vở kịch tôn giáo hằng năm. Năm 1575, nữ hoàng Elizabet đến ở lâu đài Keni nước cách đấy 2 giờ đi bộ, trong 19 ngày liền. Đó là những ngày tráng lệ. Người ta đua nhau diễn kịch. Chắc chắn cậu bé 11 tuổi, con ông thị trưởng không vắng mặt tại các cuộc trình diễn này.

Lên bảy, cậu vào học trường thành phố, gọi chung là "trường ngữ pháp", thuộc loại nổi tiếng lúc bấy giờ. Việc học tập trung vào tiếng Latinh. Nhưng ở các lớp trên không dạy tiếng Anh. Trong vở hài kịch Những người vợ vui vẻ ở Windsor (Uynxo), Hồi IV, cảnh 1 có nhắc lại cảnh một thầy giáo dạy tiếng Latinh cho cậu học trò Uyliam, chắc hẳn là xuất phát từ chính thể nghiệm của ông. Trong trường hợp này người ta dạy tiếng Latinh, tập dịch từ tiếng Latinh sang tiếng Anh và học các quy tắc từ chương học. Trình độ học tuy chưa cao nhưng nó cũng đã giúp cậu bé quen với thơ tình ái của Ôvit, Hôrat, kịch của Plautut Tơsenxơ những điều thấy rất rõ trong các tác phẩm đầu tiên của ông. Ngoài ra, ông còn biết thêm tiếng Pháp và tiếng Italia mặc dầu các sinh ngữ không được dạy trong trường.

Những ngày rảnh, gia đình đi dạo ngắm cảnh nông thôn tươi mát bao quanh. Những ngày chủ nhật thế nào cả gia đình cũng đến nhà thờ thành phố nghe giảng kinh Phúc âm. Nhưng có một điều rất lạ khiến ông khác mọi nhà văn hoá thời Phục hưng đó là trong toàn bộ sự nghiệp văn học đồ sộ của ông, gần như vắng mặt ảnh hưởng của kinh Phúc âm trong khi ảnh hưởng này rất sâu sắc ở mọi nhà văn, nhà thơ Anh.

Vào khoảng 15 tuổi ông thôi học, không được tiếp tục vào trường Đại học. Câu chuyện của Giôn Aubrây viết vào năm 1681 nói Shakespeare đã từng là một thầy giáo nông thôn. Năm 1582, Shakespeare lấy một người vợ hơn mình 8 tuổi và sinh con gái đầu. Gia đình cha mẹ đã sa sút nhanh chóng và cuộc sống của gia đình Shakespeare càng chật vật vì sau ba năm kết hôn đã có ba con.

Năm 1585, Shakespeare đi bộ đến Luân Đôn trong khi các vở kịch của Lili, Maclô, Grim và Kít đang chinh phục thủ đô. Krixtôfơ Maclô (1564-1593) là người sáng lập bi kịch Anh thời Phục hưng với những vở kịch thấm nhuần tinh thần dân chủ, tự do và vô thần (Tacmeclan, Fauxtơ) đặc biệt với vở Người Do Thái ở đảo Mantơ trong đó người Do Thái Barabat có thể sánh với Sailôc trong Chàng thương nhân thành Vơnidơ: Ông sẽ cấp cho Shakespeare tư tưởng nhân đạo và những hình ảnh nhân vật đồ sộ từ Sailôc đến Măcbet, Lia, Côriôlanut. Giôn Lili (1554-1604) với những vở hài kịch độc đáo, tế nhị, mang tính huyền thoại như Người đàn bà trên mặt trăng, Enđimiôn, Miđat và những bài hát nhí nhảnh, yêu đời, báo trước những vở kịch rộn ràng như Giấc mộng đêm hè, Lắm tiếng mà chẳng có gì. Rôbớc Grin (1558-1592) với những vở như Giắc IV đã miêu tả nhân dân rất sinh động, nội dung phong phú, tuy bi đát nhưng bao giờ cũng kết thúc vui vẻ, đã để lại một ảnh hưởng rất rõ trong Periklét, Ximbơlin, Cơn bão. Và cuối cùng Tomat Kit (1558-1594) đã là một bậc thầy trong nghệ thuật trình bày một hành động chặt chẽ, căng thẳng và không ngừng phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong vở Hămlet của ông.

Đến Luân Đôn trong những ngày huy hoàng nhất của kịch trường Anh, Shakespeare đã tìm thấy một thế giới những tình cảm mới mẻ, những đề tài, những nhân vật và toàn bộ kỹ thuật của kịch trường Phục hưng. Quan trọng hơn, ông đã nắm được con người xem kịch. Lúc này ở Luân Đôn có hai loại sân khấu dành cho hai loại khán giả khác nhau. Bên cạnh sân khấu dành cho các khán giả "thượng lưu" (quý tộc, tư sản giàu); còn có sân khấu dành cho khán giả bình dân gồm thợ thủ công, thuỷ thủ, nông dân tại các làng gần Luân Đôn, đầy tớ các nhà quyền quý, học sinh và sinh viên. Đặc biệt các khán giả không biết chữ tìm ở kịch hình ảnh cuộc đời và thể hiện mơ ước của mình. Lớp khán giả này yêu cầu kịch phải nói lên những điều họ ấp ủ, phải vạch trần những tật xấu, nêu lên sự thắng lợi của tư tưởng nhân đạo, chống lại tư tưởng khổ hạnh giả dối của phong kiến và nhà thờ, khẳng định giá trị yêu ghét của quần chúng và sức mạnh của quần chúng.

Shakespeare sẽ không viết cho tầng lớp quý tộc, tầng lớp được gọi là "thượng lưu" vốn tìm ở nghệ thuật một sự tiêu khiển và do đó thiên về mặt kiểu cách, ngôn ngữ cầu kỳ, tình cảm giả dối, hình thức gò bó. Ông nói với nhân dân. Kịch của ông khác mọi nhà viết kịch đương thời mang tính phê phán, để qua đó rút ra một suy nghĩ triết học. Ông đưa ra một "tấm gương trước cuộc sống" (Hămlet, Hồi III, cảnh 3), để chính người xem rút ra những suy nghĩ liên quan tới cách lựa chọn "nên sống như thế nào?". Đây là điểm khu biệt một thiên tài với một nhà văn bình thường. Thiên tài không minh hoạ cuộc sống mà lý giải lại cuộc sống theo cách lý giải mới của mình nhiều người chưa vươn tới được. Đây mới là điểm mới Shakespeare đem đến cho kịch trường Anh cũng như kịch trường thế giới và khiến ông làm bá chủ kịch trường thế giới mấy trăm năm nay. Cái mới trong kịch Shakespeare mà ít người chú ý đến đó là kịch ông không chỉ là nơi đối lập của những hoàn cảnh, những phong tục, những mưu mô, những tình thế tức là những chủ đề tạo nên các loại kịch khác nhau mà ta vẫn biết. Kịch ông là nơi va chạm của tư tưởng với tư tưởng, những kẻ đại biểu cho các tư tưởng tham lam, bóc lột, lừa dối của giai cấp tư sản trình bày cái lý bênh vực các cách làm của mình hết sức thoải mái, đắc ý và tự do như những nhà tư tưởng mới chống lại những nhân vật tích cực khẳng định quan điểm nhân dân xuất phát từ chính truyền thống đạo đức quen thuộc. Như nhiều nhà tội phạm học nhận xét, bọn tội phạm hầu như bao giờ cũng khoe khoang tư tưởng của mình và nói chuyện triết học, các nhân vật tiêu cực của Shakespeare là những người như vậy, và dù cho thất bại, chết, họ vẫn cứ là họ, không thay đổi, không chấp nhận đạo đức của quần chúng và tự cho mình là sáng suốt hơn. Đồng thời, họ cũng có những lý do đáng kể để bênh vực, chứ không phải chỉ tham lam đơn thuần, ích kỷ đơn thuần: những quan điểm cố hữu về chủng tộc, địa vị, ngôi thứ, tài năng vân vân. Họ muốn khẳng định những giá trị cá nhân mới. Chính đó mới là cơ sở của lối Shakespeare hoá. Đây là bí quyết làm ta cảm thấy không phải Shakespeare sao lại cuộc đời, mà hình như cuộc đời sao lại kịch Shakespeare, bởi vì trong xã hội trước mắt những nhân vật thua trong kịch lại thắng trong đời, những nhân vật tích cực dù có thắng là do một điều ngẫu nhiên, không phải do bản thân quy luật của cuộc sống. Đối với lớp người muốn thay đổi xã hội để xây dựng xã hội cho người lao động, kịch Shakespeare khẳng định rõ ràng không tài nào thắng cái xấu trong xã hội bằng những đổi mới lẻ tẻ, nhất là bằng lòng tốt, cái tâm sẵn có, mà phải xây dựng lại xã hội theo những nguyên lý mới trên con đường đang tìm kiếm, con đường xã hội chủ nghĩa. Nếu không, thì cái xấu vẫn cứ thắng, nhân dân vẫn cứ bị lừa dối, bị chà đạp, và sự thắng lợi sẽ chỉ là chốc lát, mong manh. Dĩ nhiên, Shakespeare không đủ sức cấp cho ta câu trả lời. Câu trả lời là thuộc thế kỷ XXI.

Nhưng Shakespeare còn phải chịu đựng nhiều thử thách, sống cuộc đời lận đận, khó khăn trước khi thực hiện được mơ ước của mình và điều đó là tất yếu, bởi vì nhà tư tưởng gia của thời đại không thể là sản phẩm tự phát của thời đại mà phải là kết tinh những suy nghĩ, băn khoăn của thời đại. Thiên tài nào cũng phải chịu đựng một sự trả giá khắc nghiệt, đau đớn. Theo những công trình khảo sát công phu về đời ông, ông đã phải làm mọi công việc hèn kém tại rạp hát trước khi viết kịch: giữ ngựa cho khách xem, soát vé, nhắc vở, rồi đóng những vai phụ chẳng hạn vai hồn ma của cha Hămlet, nhưng trước đó là những vai phụ trong các vở kịch của người khác. Ben Giônxơn nhắc đến diễn viên Shakespeare trong vở Mỗi người theo tính khi mình diễn năm 1598. Ông nhanh chóng trở thành thành thạo với mọi hoạt động trong kịch trường và trở thành người quản lý Nhà hát chính của Luân Đôn vào năm 1597. Năm 1599, ông là một thành viên của nghiệp đoàn xây dựng nhà hát Globus (Địa cầu). Kinh nghiệm thực tiễn về sân khấu là điều không thể thiếu trong việc đào tạo một kịch tác gia toàn diện.

Nhưng Shakespeare không chỉ là con người của sân khấu. Cũng như mọi nhà văn hoá thời Phục hưng, ông cố gắng làm một học giả. Những năm sống ở Luân đôn là những năm học tập cần mẫn. Qua những tác phẩm, dù là các bài thơ Xon-nê hay các vở kịch, ta thấy rõ ông khá thạo tiếng Pháp, tiếng Italia là những nước đi trước nước Anh trong phong trào Phục hưng, đã đọc Xecvantét. Rabơle, nhất là chịu ảnh hưởng tư tưởng hoài nghi của Môngtenhơ (biểu lộ rất rõ trong Hămlet), đã cố gắng nhiều để học luật, vạn vật, lịch sử của Hôlinset, nhất là văn học dân gian. Đành rằng đây đó có một vài chi tiết không đúng chỗ, một tên người, tên đất dùng sai, một số điển tích hiểu không đúng, những điều mà mọi người tự học không có ai hướng dẫn đều mắc, điều mà một học giả uyên bác như Bâycân nhất định không phạm. Nhưng cái thao trường mênh mông bao gồm Hy-lạp, La-mã, đến Xcốt-lân, Đan-mạch, từ cổ đại đến cận đại cũng đủ nói lên tinh thần nghiêm túc, khổ học của tác giả và đủ để xoá tan những câu chuyện hoang đường về chàng Shakespeare dốt nát của trưởng ngữ pháp ngày xưa "chỉ học một ít chữ Latinh và càng ít chữ Hy-Lạp hơn" theo lời của Ben Giônxơn.

Hình như tác phẩm viết đầu tiên còn lại của ông không phải là một vở kịch mà là một tập thơ, gồm 154 bài thơ xon-nê và một vài bài thơ khác. Ví thử Shakespeare không viết kịch thì chỉ riêng các bài thơ trữ tình của ông cũng đủ khiến ông trở thành nhà thơ lớn nhất nước Anh đương thời và một trong những nhà thơ lớn của châu Âu thời bấy giờ. Nhưng đối với hậu thế thơ trữ tình của ông phải chịu một số phận không may vì nó bị che mờ bởi những vở kịch quá vĩ đại mà đã gọi là một người có văn hoá ở châu Âu không ai được phép bỏ qua. Trong bài giới thiệu này, tôi bắt buộc phải cải chính điều oan uổng ấy trong phần nói riêng về thơ trữ tình của ông.

Đoàn kịch Shakespeare gia nhập đầu tiên là đoàn kịch của hầu tước Xtrangiơ. Ông không phải là một diễn viên nổi tiếng. Trái lại, sớm nổi tiếng là một kịch tác gia vô địch. Lời nhắc đến Shakespeare đầu tiên được in ra là vào năm 1592 trong một bài văn châm biếm in trong tác phẩm của Robơc Grin ngay sau khi ông này mất. Nó nói đến một "con quạ mới phất" (An upstart crow) "hình như có khả năng buông ra một bài thơ không vần như người giỏi nhất trong các anh" và là người duy nhất lay chuyển - sân khấu trong một nước". Nguyên văn đoạn này là "the only shake - scene", rõ ràng nhại tên Shakespeare. Đây rõ ràng là một lời nói bực tức của một kẻ ghen tài, nhưng bất lực: chữ "mới phất", và "con quạ" muốn khẳng định danh tiếng của đối thủ sẽ mong manh. Mặc dầu thế, Grin vẫn khuyên các bạn viết kịch nên giải nghệ đi thôi bởi vì mọi cố gắng đối chọi đều sẽ vô ích.

Những vở kịch đầu tiên được giữ lại là hai vở hài kịch Hai chàng quý tộc thành Vêrôn., Sự thuần dưỡng người đàn bà đanh đá vào cuối những năm 1580. Hoạt động sân khấu của Shakespeare bị đình lại trong hai năm (1592-1594) vì nạn dịch ở Luân Đôn. Lợi dụng hoàn cảnh này, Shakespeare viết hai tập thơ trữ tình là Vênut và Ađônit và Lukrexơ đều để tặng hầu tước xứ Xaothămtân là Henri Raiôthêtxli, một vị Mạnh Thường Quân về nghệ thuật. Hình ảnh Raiôthêxli chính là điển hình của chàng thanh niên mã thượng, đẹp trai, của các chàng Fecđinăng, Bătxaniô, Flôrizen, Bairôn trong các vở kịch sau này. Shakespeare được gọi là "chàng Shakespeare với cái lưỡi bằng mật ong" và được sánh ngang hàng với Ôvit của Lamã. Nó chứng tỏ Shakespeare đã tiếp thu được toàn bộ tinh hoa của văn hoá Italia.

Có thể nói từ 1591 trở đi, suốt mười mấy năm liền các vở kịch của Shakespeare đã tuyệt đối làm bá chủ kịch trường Anh. Đó là thời gian sáng tác sôi nổi, cứ mỗi năm viết hai vở kịch. Shakespeare viết cùng một lúc cho nhiều đoàn kịch khác nhau, đã thế còn đạo diễn, lãnh đạo đoàn kịch của mình ở rạp hát Globus lớn nhất Luân đôn. Và ông đã hoàn tất sự nghiệp vĩ đại nhất của kịch trường thế giới gồm 37 vở kịch (theo những công trình khảo sát nghiêm túc nhất), hầu hết là kiệt tác.

Năm 1613, ông rời khỏi kịch trường. Nguyên nhân của việc này không phải vì nguồn thơ đã cạn, mà vì thị hiếu triều đình đã thay đổi: vua Jăc I chi thích loại kịch kiểu cách, quý tộc. Sân khấu xưa tương đối tự do, nay bị kiểm soát gắt gao. Nhà pháp sư của ngôn ngữ rời khỏi kịch trường trở về cuộc sống yên lặng ở quê hương cho đến khi chết (ngày 22 tháng 4 năm 1618), trùng với ngày sinh.

Theo Stanlcy Wells khi viết lời giới thiệu cho Toàn tập đồ sồ của Shakespeare (Clarenton Press - Oxford, 1986) mà tôi đã kiếm được khi sang Pháp năm 1988 thì "cuộc đời của Shakespeare ít nhất cũng có đầy đủ tư liệu như hầu hết những người đương thời không thuộc vào những gia đình lớn; chúng ta biết về ông còn nhiều hơn các nhà viết kịch khác đương thời trừ Ben Giôn-xôn. "Trong quyển sách này có đủ các giấy tờ, chúc thư, các chi tiết về gia đình, con cái, nhưng tôi không tiện đưa vào vì không cần thiết. Tôi bắt buộc phải dẫn chuyện trên đây vì câu chuyện được bàn tán không dứt mấy thế kỷ nay: Shakespeare là ai?

Vào thế kỷ XVII, địa vị người viết kịch rất thấp, viết kịch không phải là một nghề. Mặc dầu các vở của Shakespeare được mọi người hoan nghênh, nhưng mấy ai quan tâm đến tác giả, tìm hiểu cuộc đời ông ta. Vĩ đại như Môlie, kịch tác giả duy nhất của Pháp có thể sánh với Shakespeare mà chết còn không được xức dầu thánh theo quy tắc nhà thờ, không được chôn trong nghĩa địa của nhà thờ thì người đời không hiểu cuộc đời của Shakespeare hỏi có gì lạ? Còn xét ở ngay các vở kịch thì tác giả hoàn toàn hy sinh cho tác phẩm không hề một lời nhắc đến cá nhân mình. Các bài thơ trữ tình chỉ nói đến một tình yêu không toại nguyện, không có chi tiết cá nhân về tác giả. Tình trạng này rất thuận tiện cho các lý thuyết muốn phủ nhận sự tồn tại thực tế của diễn viên, nhà đạo diễn và kịch tác gia mang tên Shakespeare.

Nhiều học giả cho rằng một sự nghiệp phi thường như thế lẽ nào lại không phải do một quý tộc đương thời, học vấn bao la thiên kinh vạn quyển làm ra? Lẽ nào nó lại là sự nghiệp của một anh chàng học trường ngữ pháp, chưa bước chân vào đại học ngày nào và là con một thương nhân phá sản? Thế là những câu chuyện thoá mạ Shakespeare ra đời, khẳng định con người mang tên Shakespeare kia học hành dốt nát, vì ăn cắp mà bỏ trốn đến Luân Đôn để tránh truy nã, và sau đó vào một rạp hát. Các vở kịch dù có xuất bản mang tên Shakespeare đều do một học giả quý tộc, học vấn uyên thâm viết ra nhưng để tránh tai tiếng, nên cho Shakespeare mượn tên. Sau khi phủ nhận vai trò đích thực của Shakespeare, dĩ nhiên người ta phải tìm tác giả thực tế, và tác giả ấy dĩ nhiên phải là con người thông thái nhất nước Anh thời bấy giờ. Người được chọn đầu tiên là nhà triết học Franxit Bâycân, rồi đến hầu tước Etuác đơ Vêrây, hầu tước Uylam Xtanli, Giônxân. Hầu tước Ôcxfo v.v...

Mọi "thuyết" này chẳng có một cơ sở khách quan nào hết. Mọi người đồng thời quen biết Shakespeare đều chẳng ai mảy may hoài nghi về một anh chàng Shakespeare nào khác... Lại có xu hướng cho rằng Shakespeare chỉ viết có một nửa số tác phẩm còn số nửa kia là do người khác bởi vì theo họ có những đoạn không xứng với tài năng của Shakespeare. Khoa khảo chứng học hiện đại đã bác bỏ lập luận này. Người ta đã tìm được những bản viết tay của nhiều vở kịch không phải là bản sao mà chính là bản gốc với những sửa chữa của tác giả vào khoảng 1600. Tuy có nét chữ của người khác trong các phần chữa, nhưng toàn bộ là của một người.

Nói chung, những mâu thuẫn trong một sự nghiệp đồ sộ là chuyện chung của mọi nhà văn hoá. Không có nhà văn hoá lớn nào lại không có những cái gọi là "mâu thuẫn" trong cách suy nghĩ. Ngay ở Mác cũng chẳng thiếu gì những mâu thuẫn như thế. Con người suy nghĩ bằng đầu óc của mình thì có mâu thuẫn vì nhận thức là một quá trình phủ định không ngừng. Chỉ có con người nghĩ theo và nói theo mới không bao giờ mâu thuẫn bởi vì họ chỉ chịu trách nhiệm về các thành công còn người khác chịu trách nhiệm về các sai sót. Bởi vì một nhà tư tưởng một khi là phản ảnh của cả thời đại thì thế nào cũng là một sự phát triển không ngừng qua nhiều mâu thuẫn. Bởi vì chính cuộc sống chứa đựng mâu thuẫn, cho nên các mâu thuẫn của một sự nghiệp đồ sộ và mênh mông như sự nghiệp của Shakespeare chỉ càng chứng minh cái chân thực của một tài năng cũng mênh mông như cuộc sống và thời đại vậy.

III. Thơ trữ tình

Vì sự nghiệp của Shakespeare gồm cả thơ trữ tình và kịch, xuất hiện đan xen, cho nên chúng tôi nói trước đến thơ trữ tình của tác giả rồi sau đó mới nói đến kịch. Phần thơ trữ tình đã làm tác giả nổi tiếng là nhà thơ lớn nhất nước Anh và được mọi người tôn trọng xem là con người có cái lưỡi mật ong sánh ngang những nhà thơ trữ tình lớn nhất châu Âu và La mã. Chỉ tiếc rằng phần này hết sức khó dịch, cho nên không thể sánh với các vở kịch về mặt phổ biến khắp thế giới.

Thơ trữ tình của tác giả gồm trước hết tập 154 bài thơ xon-nê, rồi đến trường ca Người lữ hành say đắm, Venut và Ađônit, Việc hiếp dâm Lukrexơ. Chỉ riêng phần trữ tình cũng đã có thể làm thành một tập bề thế đủ để khẳng định giá trị nhà thơ lớn nhất nước Anh trước Mintôn. Cũng như các vở kịch, các bài thơ trữ tình của Shakespeare đều xuất phát từ những môtíp quen thuộc, những đề tài có sẵn, không phải do tác giả nghĩ ra. Cái mới là cách tác giả hoán cải nó, khiến nó mang đậm tính chất Anh. Điều này chứng tỏ Shakespeare có ý thức học tập thi ca cổ đại, chủ yếu là thơ La mã.

Tập thơ Xon-nê gồm 154 bài xon-nê. Thể thơ xon-nê là một thể thơ chặt chẽ về mọi mặt có thể xem như thể thơ bát cú Đường luật đối với người Việt Nam. Mỗi bài có 14 câu, trong đó ba khổ đầu là tứ tuyệt để kết thúc bằng một điệp khúc 2 câu thâu tóm ý chính của chủ đề. Để thưởng thức thể xon-nê cần nắm nhưng yêu cầu của thể thơ này ở mọi nước dù ở La mã, Pháp, Anh, Đức hay Italia đều giống nhau.

Trong 14 câu thơ làm thành một xon-nê 8 câu đầu có thể làm thành một khổ riêng bát cú, đó là thể xon-nê của Italia đại biểu là Pêtrác và nếu ta dùng những chữ cái a, b, c để chỉ vần thì xon-nê của Italia (Petrác, Đantê...) hiệp vần theo khuôn: abbaabba cdecde. Còn thơ xon-nê của Shakespeare tiếp thu của Xpenxơ theo khuôn abab cdcd eef gg. Cả 154 bài xon-nê đều theo một khổ như vậy chứng tỏ tác giả thành thạo về luật thơ như thế nào.

Một khi hình thức đã tuân theo khuôn khổ chặt chẽ đến như vậy thì nội dung của thể xon-nê, không chỉ ở Shakespeare mà ở toàn bộ thể loại dù ở nước nào, tác giả nào cũng thế, đều sẽ trình bày tình cảm theo một thế đối lập: Tuổi trẻ/ tuổi già, hạnh phúc/ đau khổ, vẻ đẹp lúc trẻ/ cảnh già nua xuất xí, bạn thân/ kẻ thù, cái mong manh của hạnh phúc/ cái chết và sự tan vỡ sẽ đến. Có thể nói đây là một thứ nội dung của thể loại, hầu như ít có ngoại lệ.

Tập xon-nê của Shakespeare đề tặng W.H, đây là chỉ Bá tước Southămtân, viết trong giai đoạn 1597 - 1598, và xuất bản lần đầu trong Tập thơ của Tomát Hoocpơ năm 1609. Nội dung nhắc nhở phải yêu, lấy vợ ngay khi còn trẻ bởi vì tuổi già sẽ đến, phải nắm ngay lấy hạnh phúc vì hạnh phúc vốn mong manh, và cuộc đời thay đổi. Trong cái nội dung bị quy định bởi thể loại đã biểu lộ một sự phân tích tâm lý của kẻ si tình rất sâu sắc, báo trước tài phân tích tâm lý của kịch tác gia. Nó xen với tình cảm của một người bạn trai nhớ một bạn trai khác và mong cho bạn mình hưởng hạnh phúc. Nhưng vì bó hẹp vào thể loại cho nên người đọc không thể nào tìm được một cái gì cụ thể liên quan tới tác giả cũng như tới người tặng.

Thể xon-nê này còn được dùng trong vài vở kịch của tác giả như Phi công đeo đuổi tình yêu, Rômêô và Giuliet.

Lời than vãn của một chàng đang yêu, gồm 329 câu thơ viết thành 47 khổ mỗi khổ 7 câu cũng theo một nội dung như trên nhưng nói rõ hơn về mối tình say đắm không toại nguyện của một chàng si.
Vênut và Ađônit là xuất phát từ huyền thoại Hy Lạp; nữ thần tình yêu là Vênut say đắm vẻ đẹp của chàng Ađônit tìm mọi cách chinh phục chàng, nhưng chàng lại bị một con lợn rừng húc chết. Câu chuyện này được nhà thơ La Mã Ôvit kể lại trong 75 câu thơ. Shakespeare đã chuyển nó thành một trường ca dài 1194 câu thơ với nhiều thay đổi. Trong tác phẩm này Ađônit là một thiếu niên chưa nghĩ đến tình yêu, không đáp lại tình yêu của Vênut như trong Ôvit mà tránh né tình của của nàng. Để đỡ bị những quyến rũ của Vênut thôi thúc, chàng đi săn. Vênut nghe tiếng đàn chó của Ađônit kêu thét và thấy một con lợn rừng lao đến húc người yêu. Nàng đến thì người yêu đã đắm mình trong vũng máu. Sau đó thân chàng tan thành nước và Vênut chỉ còn hái được bông hoa màu tím và màu đỏ mọc lên ở vũng nước. Shakespeare mượn huyền thoại này để trình bày những cách tán tỉnh của Vênut đối với chàng trai ngây thơ, lời nàng khuyên Ađônit tránh chuyện săn lợn rừng nguy hiểm, cũng như lời than của Vênut trước cái chết của người yêu.

Vụ hiếp dâm Lukrexơ viết vào năm 1594, cũng để tặng Bá tước xứ Xaothămtơn, cũng dựa trên Ôvit. Chủ đề lần này thuộc lịch sử và mang tính bi đát. Trong cuộc vây hãm thành Acđia, mấy người thủ lĩnh quý tộc ngồi khoe đức hạnh vợ mình, rồi phi ngựa về nhà để thử vợ. Lukrexơ, vợ của Côlatainơ trung thành với chồng nhưng bị Tacquin say mê tìm cách chiếm đoạt. Không quyến dỗ nàng được, hắn hiếp nàng rồi trở về La mã. Nàng tự sát để giữ trinh tiết. Người chồng và cha nàng đau xót than tiếc, nhưng Btutut kêu gọi phải dùng võ lực để trả thù. Những câu cuối bản trường ca báo trước việc đày Tacquin nhưng không nói đến việc thành lập chế độ cộng hoà.
Trong trường ca này đã báo trước những tài năng sẽ bộc lộ của nhà kịch tác gia vĩ đại trong các đoạn miêu tả nội tâm xáo động của Tacquin khi đến phòng của Lukrexơ, lời than khóc xé ruột của Lukrexơ sau khi thất tiết, lời nàng nguyền rủa Tacquin.

Các thơ trữ tình của Shakespeare tuy đã nêu cao tài nghệ thuật vô song của nhà thơ nhưng dẫu sao cũng thiếu tính toàn nhân loại. Nó hãy còn mang tính tập dượt và thiếu cái nhìn phê phán, dục con người tìm một cách lựa chọn để thoát khỏi những ngang trái mà cuộc đời thực tế đặt ra, không phải vì câu chuyện mà chính vì thực tế là phi lý. Những tác giả toàn nhân loại như Etsin của Hy lạp, Gơt của Đức, Đỗ Phủ của Trung Hoa, Nguyễn Du của Việt Nam hay Shakespeare của Anh đều khác mọi người ở điểm khẳng định dù kín đáo, một sự lựa chọn cho con người mọi thời đại để đấu tranh cho một xã hội hợp lý. Shakespeare là Shakespeare không phải ở tài năng thi ca, cái đó nhiều người đạt được mà ở tiếng gọi đòi thay đổi xã hội vì quyền lợi chính đáng của con người.

IV. Quá trình sáng tác các vở kịch

Người ta thường chia quá trình sáng tác kịch của Shakespeare thành ba giai đoạn: giai đoạn trước 1600, giai đoạn 1601-1608 và giai đoạn 1608-1612. Sự phân chia này không phải ngẫu nhiên mà phản ảnh hiện thực của xã hội Anh. Trong lịch sử Anh, giai đoạn trước 1600 là giai đoạn những lực lượng tiến bộ trong nước (tư sản và tầng lớp quý tộc theo xu hướng tư sản gắn liền với thương nghiệp và công nghiệp) đoàn kết với nhà vua để thống nhất đất nước, đập tan những thế lực phong kiến tìm cách duy trì sự chia cắt đất nước. Bấy giờ có hai vấn đề đặt ra: sự hình thành nhà nước dân tộc tư sản và sự hưởng thụ những lạc thú của cuộc sống khi sản xuất được giải phóng khỏi những xiềng xích phong kiến bấy lâu kìm hãm nó.

Chính trong giai đoạn này, Shakespeare đã viết toàn bộ (trừ Henri VIII viết năm 1613) các vở kịch lịch sử lấy tên gọi chung là các biên niên sử Anh: Henri VI (ba tập, tr.590 - 1591), Risac III (1592), Risac II (1504), Vua Giôn (1596), Henri I (hai tập, 1597), Henri V (1958). Mọi vở này đều xoáy quanh chủ đề quá trình đấu tranh thắng lợi chống lại bọn lãnh chúa phong kiến, sự thành lập chính quyền quân chủ tập trung và sự hình thành dân tộc. Đó là những vở kịch lạc quan, sổi nổi, đầy tính sử thi.

Đặc điểm của giai đoạn này là niềm vui rộn ràng, lòng tin yêu vào cuộc sống, vào tương lai. Nó thể hiện toàn vẹn nhất ở những vở hài kịch tươi vui, đầy sức sống làm thành những vở hài kịch nổi tiếng nhất của tác giả: Hài kịch của những hiểu lầm (1589 - 1590). Hai chàng ở thành Veron (1953). Giấc mộng đêm hè (1595). Chàng thương nhân thành Vơni (1595), Những bà vợ vui vẻ ở Uynxo (1598), Lắm tiếng mà chẳng có gì (1599), Tuỳ theo ý muốn (1600). Cũng trong giai đoạn này, ông viết hai bi kịch: Rômêô và Giuliét (1595) và Giuliut Xêza (1599). Tuy kết thúc của Rômêô và Giuliét buồn thảm nhưng vẫn toát lên cái không khí phục hưng yêu đời, những cảnh cười sảng khoái.

Trong giai đoạn này, một vấn đề thường được nêu lên: tại sao trong giai đoạn lịch sử trong đó nông dân bị bóc lột, đất đai bị mất, phải đi lang thang mà cuộc sống trong kịch Shakespeare lại tươi vui, rộn ràng như thế? Một nhà Shakespeare học Liên xô cũ là A. Xtainơ cho rằng tiền đề để giải thích cơ sở lịch sử của các hài kịch của Shakespeare là thời mà Mác gọi là "thế kỷ hoàng kim" (thế kỷ XV) ở Anh. Vào cuối thế kỷ XIV ở Anh, sự lệ thuộc trung cổ của nông dân trong thực tế đã mất. Tối đại bộ phận nông dân lúc này đã là những nông dân tự do, có nền kinh tế của mình. Con người nông dân tự do, không biết đến sự lệ thuộc nông nô, nhận thức được giá trị của mình, đã hình thành. Thế kỷ XV là thế kỷ nước Anh tiền tư bản, gọi là "nước Anh xanh tươi" (Green England), đối lập với "nước Anh đen" (Black England) của thời Đickenx. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã gây nên những đau khổ, đã tước đoạt ruộng đất của nông dân, nhưng vẫn không làm họ quên được cái thời đại hoàng kim. Những kỷ niệm này vẫn sống trong những bài hát, những bài dân ca, những câu đố, những câu tục ngữ trong văn học truyền miệng của nhân dân mà các vở kịch của Shakespeare đã giữ lại một phần quan trọng. Các vở kịch của ông biểu lộ một xu thế chung của văn học châu Âu thế kỷ XVI. Lúc này cá nhân hãy còn được quan niệm như là một cái gì đồng nhất và duy nhất, không có phát triển và không biến đổi trong quá trình phát triển. Xmirnov gọi đó là "cá nhân theo quan điểm hình học" cứng rắn "như một nguyên tử của Đêmôkrit”. Quan điểm này cũng được thể hiện ở Bôcatxơ, Pêtrac tại Italia, ở Klemăng Marô, Rôngxa tại Pháp, Maclô tại Anh. Cơ sở của quan niệm này là quan điểm cho rằng bản chất tự nhiên của con người bao giờ cũng tốt, ta chỉ cần theo nó. Rabơle (Pháp) bảo mọi ham thích tự nhiên của con người bao giờ cũng chính đáng và người ta tin tưởng "ngây thơ" và "không tưởng" rằng trong xã hội không có đối kháng, cái đẹp, cái thiện sẽ thắng "dễ dàng", chỉ cần kêu gọi, giáo dục là con người sẽ vứt bỏ mọi ích kỷ và cuộc sống sẽ tươi đẹp thôi. Mãi đến thế kỷ XVIII. Rutxô ở Pháp còn chịu ảnh hưởng này một phần, và thuyết "tính thiện" của Mạnh tử ở Trung Quốc cũng có nhiều điểm "không tưởng" như thế. Đó là không nói đến "các nhà xã hội không tưởng" thế kỷ XIX. Cơ sở tư tưởng này khiến các hài kịch của Shakespeare mang tính vui tươi không tưởng nhưng không phải vì thế mà mất sức hấp dẫn đối với đời sau, bởi vì con người khó lòng thoát khỏi cái không tưởng về một xã hội sắp đến, trong đó cái thiện sẽ thắng dễ dàng, chỉ cần một đổi mới nào đó, một cuộc vận động chẳng hạn, như lịch sử cách mạng Việt Nam trước 1975 là một bằng chứng không thể chối cãi.

Nhưng thời đại "nước Anh vui vẻ" (Merry England) quá ngắn ngủi. Từ 1601 đến 1608, tức là dưới triều vua Jắc I, sự đoàn kết tạm thời giữa quý tộc và tư sản đã tan rã hẳn. Khẩu hiệu thống nhất quốc gia mà nhà vua và tư sản sử dụng lập tức tách đôi ra, mỗi bên đều theo đuổi mục đích riêng của mình. Những mầm mống của cuộc cách mạng tư sản (1642-1648) đang thai nghén. Nếu nhà vua và triều đình ông ta chấp nhận đầu hàng giai cấp tư sản thì giai cấp này sẽ chia cho họ một số tiền to lớn, và sẽ được hưởng cái tiếng "trị vì nhưng không cai trị", tức là không có quyền gì, chỉ là vật trang trí. Còn không giai cấp tư sản sẽ chặt cổ ông vua bằng một cuộc cách mạng. Chuyện chặt đầu vua sẽ đến vào năm 1649 chờ đợi thiên tài của Mintôn (sinh năm 1606). Vấn đề đặt ra cho một nghệ sĩ thiên tài không những là có can đảm dám chọn, mà còn phải chọn đúng và dứt khoát. Và Shakespeare đã làm thế.

Trung thành với lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa, Shakespeare đã đoạt tuyệt với những ảo tưởng phong kiến. Nhưng một điều còn vĩ đại hơn khiến ông trở thành nhà thơ lớn nhất thời Phục hưng đó là ông có gan nhận thức rằng thời Phục hưng đã chết. Sự tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản đã đẻ ra những mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và quần chúng nghèo khổ và "giấc mơ thời Phục hưng" đã chết. Ông đã có gan nhìn thẳng vào thực tế, nêu lên sự tan rã đau đớn của các ảo mộng của con người trước sức mạnh của đồng tiền. Nhưng không phải vì thế mà chủ nghĩa nhân đạo biến thành chủ nghĩa yếm thế, bi quan. Như một nhà Shakespeare học khác là Anixt viết, ông không phải là "một nhà nhân đạo chủ nghĩa kiểu thư phòng" (danh từ của Enghen), mà là con người của quần chúng. Điều này tuyệt đối không dẫn tới sự đầu hàng của chủ nghĩa nhân đạo mà tới "một cách võ trang lại" của chủ nghĩa nhân đạo, để khắc phục cái nhìn phiến diện, cứng nhắc trước đây vào thế giới và con người đang phát triển sâu thêm, rộng thêm, thấm nhuần tính phê phán. Với cái nhìn ấy, cá nhân hiện ra phức tạp và đa dạng, đầy mâu thuẫn và sinh động. Đó là lúc Môngtenhơ ở Pháp trong Tạp bút phát hiện ra "cái tôi" đầy mâu thuẫn, khó hiểu, mở đầu cho nền văn học cận đại. Con người bắt đầu nhận thức rằng riêng lý trí, lẽ phải thôi, không đủ để làm chủ thực tế, xã hội, hạnh phúc không thể đạt được dễ dàng mà phải trải qua những hoài nghi đau đớn, những tìm tòi trong đó có những lệch lạc qua một quá trình vận lộn không ngừng với chính mình.
Trong hoàn cảnh ấy, Shakespeare đã dũng cảm đưa ra một cách thể hiện nhân vật hết sức mới mẻ. Xuất hiện những con người đa diện, băn khoăn suy nghĩ tìm hạnh phúc cho mình qua những hành động diễn biến nhanh như một cơn lốc. Thế là sau khi kết thúc văn học Phục hưng với những hài kịch, Shakespeare đã mở đầu nền văn học cận đại bằng những bi kịch làm chủ kịch trường thế giới đã bốn trăm năm nay và sang thế kỷ mới cũng chưa có ai thay thế được. Hămlet (1601), Ôthenlô (1604), Măcbet (1605), Vua Lia (1607)... Chưa bao giờ ý nghĩa cuộc sống, hạnh phúc con người được đặt ra gay gắt hơn và bắt người ta suy nghĩ hơn. Ngay trong giai đoạn này, các vở hài kịch cũng đượm vẻ chua chát, bắt người ta suy nghĩ: Cái gì kết thúc tốt là cái ấy tốt (1602), Trôilut và Kretxida (1602)...

Từ 1608 trở đi, thế lực quân chủ tạm thời thắng thế. Trên sân khấu lối kịch kiểu cách, đáp ứng thị hiếu của quý tộc đã lấn át những vở kịch của ông. Lớp tư sản lúc này không muốn tìm võ khí ở kịch mà ở giáo lý Thanh chân (puritanism) chống lại kịch, bởi vì để lôi cuốn quần chúng thì tôn giáo là võ khí có tác dụng rộng lớn nhất. Trong hoàn cảnh ấy, tuy nội dung của kịch vẫn là sự phê phán đầy suy nghĩ và sâu sắc về cuộc sống, nhưng câu chuyện đã bị đẩy lùi vào xứ sở không tưởng của huyền thoại: Pêriklét (1609), Ximbơlin (1610), Câu chuyện mùa đông (1610), Cơn bão (1611).
Tư tưởng chủ đạo nào đã đem đến sự thay đổi ấy? Phải chăng như Xmirnôv nói đó là "một biện pháp để tồn tại?". Trong khi không thay đổi về thế giới quan, về tư tưởng, phải chăng tác giả phải khoác cho nó bộ áo hài kịch không tưởng kiểu Fletsơ? Hay như Anixt nói, đây là biểu hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào những giải pháp thoả đáng trong một tương lai xa xôi, trong khi cuộc sống trước mắt không thể nào giải quyết được. Dù sao ta vẫn thấy tác giả cố tìm một cái kết "đại đoàn viên" cho một câu chuyện mà theo cái lôgíc khách quan lại phải kết thúc như Ôtenlô hay Hămlet.

Nhưng dù cho quá trình sáng tác này có gồm nhiều giai đoạn khác nhau như vậy, trước sau chúng ta cũng chỉ có một Shakespeare duy nhất. Con người kết thúc thời Phục hưng trong việc ca ngợi quyền tự do lựa chọn của con người để đạt được hạnh phúc của mình cũng đồng thời là người mở đầu thời cận đại trong việc bênh vực con người chống lại những tội ác mà đồng tiền gây nên trong cái xã hội vừa mới hình thành là xã hội tư bản.

1) Những vở biên niên sử

Người ta thường gọi những vở kịch lịch sử của Shakespeare trước 1600 là nhữhng biên niên sử (chronicles). Đó là vì toàn bộ các vở này làm thành một biên niên sử sinh động và phong phú của nước Anh. Riêng tên gọi của chúng cũng chứng minh tác giả cố tình đưa lên sân khấu toàn bộ quá trình hình thành dân tộc Anh qua các triều đại từ Vua Giôn (1199-1216), Risac II (1377-1399), Henri IV (1399-1412), Henri V (1413-1422), Henri VI (1422-1461), Risac III (1483-1485), và Henri VIII (1509-1547).

Phần lớn các vở kịch này đều dựa vào Biên niên sử của Anh.. Airơlân và Xcôtlân xuất bản năm 1577 của Hôlinset, lúc tác giả này hãy còn sống ở ngay cạnh Xtratfo. Shakespeare theo Hôlinset rất sát ngay cả khi chuyển văn xuôi của Hôlinset sang văn vần. Ngoài ra, các vở kịch Vua Lia, Ximbơlin, Măcbet cũng đều lấy ở đấy.

Vở biên niên sử nổi tiếng nhất là vở Henri IV. Toàn bộ vở kịch xây dựng trên sự đối lập, một bên là nhà vua luôn luôn lo tìm những mưu mô chống lại bọn lãnh chúa phong kiến và một bên là thái tử vô tư lự (sau này là Henri V) lo chơi bời với một lũ vô lại trong đó nổi bật nhất là gã Fanxtáp. Cuối cùng, thái tử hối hận và trước khi Henri IV chết, thái tử hứa từ bỏ tất cả bọn bạn bè du đãng để làm một ông vua hiền. Lời hứa này được thực hiện đẹp đẽ. Henri V lên ngôi đuổi bọn Fanxtáp và trở thành một ông vua mẫu mực. Nổi bật nhất trong vở kịch là gã Fanxtáp nhát gan, tham lam, trơ trẽn nhưng hết sức láu mép, và vui nhộn hết chỗ nói. Nhân vật này đã nổi tiếng khắp thế giới và trở thành một danh từ chung.

Hai vấn đề quán triệt toàn bộ các biên niên sử và các vở kịch lấy ở sử La mã như Giuliut Xêza, Antôni và Klêôpat, Côriôlan là cách đánh giá chế độ quân chủ tập trung và phương pháp xây dựng bối cảnh lịch sử mà Enghen gọi là "bối cảnh Fanxtáp".

Shakespeare tán thành thống nhất quốc gia vào một chính quyền trung ương vững chắc. Ông mạt sát bọn lãnh chúa phong kiến hiếu chiến, hung bạo, tham lam, muốn duy trì tình trạng chia cắt đất đai để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của mình và nhận thấy tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ (âm mưu, ám sát, chiến tranh) là tai hoạ đối với nhân dân. Trong hoàn cảnh đương thời, ông chỉ có thể nghĩ đến một chế độ quân chủ tập trung do một ông vua hiền cai trị. Nhưng ông thấy rõ vua chúa nước Anh còn xa mới là những ông vua hiền, cho nên cái nhìn của ông đối với chế độ quân chủ đồng thời mang tính phê phán: Giôn là một tên hèn mạt, giả dối, Henri IV là người nhu nhược, Henri VIII khôn ngoan, giảo hoạt, biết che đậy tính chất bạo quân dưới một mặt nạ công lý. Ông vua lý tưởng theo ông, phải như Henri V, vui vẻ, bình dân, thân mật với quần chúng, dân chủ với binh sĩ, biết dựa vào sức mạnh của dân mà thực hiện nhiệm vụ lịch sử. Chính vì vậy ông chống lại chế độ quân chủ tập trung khi thấy nó đi ngược lại nguyện vọng của quần chúng, kết quả sân khấu của ông lại là diễn đàn của quần chúng nhân dân chống lại quý tộc.

Xét về mặt nghệ thuật, "lần đầu tiên trong thi ca thế giới, Shakespeare đưa ra những mẫu mực của chủ nghĩa lịch sử, bằng cách xây dựng những hành động không phải trên thần thoại và truyền thuyết, mà đây là cái chủ nghĩa lịch sử dầy thi vị, nêu bật quá khứ trong những bức tranh và những hình tượng đầy kịch tính, bằng cách nắm đúng từng thời đại và đưa ra một sự đánh giá chính trị và đạo đức của những động lực lịch sử" (Bách khoa toàn thư Liên xô, mục Shakespeare). Đóng góp to lớn của ông về mặt này không chỉ ở điểm ông đã hoàn toàn thoát khỏi quan niệm thần bí, xem lịch sử như là sự thể hiện ý chí của Thượng đế, điều mà một vài học giả thời Phục hưng như Makiaven đã đạt được. Ông là người đầu tiên ở phương Tây (tôi nói ở Phương Tây, bởi vì quan niệm này đã có từ lâu ở Trung Quốc) thấy được sự thống nhất của cá nhân với số phận của dân tộc, người đầu tiên nêu lên sinh hoạt xã hội của quần chúng bình dân (dân nghèo thành thị, nông dân, thương nhân, binh sĩ) để cho họ nói thẳng ý kiến của họ đúng như bản chất của họ trong thực tế. Tóm lại một chữ, ông đưa họ lên sân khấu, trực tiếp tham gia hoạt động chính trị của thời đại và cắt nghĩa sự thành công hay thất bại của nhà vua là ở chỗ nhà vua được họ ủng hộ hay bị họ chống lại. Lúc cần, ông đưa cả lãnh tụ nông dân lên sân khấu (Henri VI). Đặc biệt, ông biết rút ra từ nhân dân tinh thần của thời đại. Sự tái tạo quá khứ của ông thường được so sánh với phương pháp khôi phục lịch sử của Oantơ Xcôt. Nhưng đây không phải là biện pháp sử dụng khảo cổ học để phục chế các chi tiết bên ngoài (quần áo, cách ăn, hình dáng các nhân vật), của các nhà tiểu thuyết lịch sử gọi là "màu sắc thời đại". Trái lại, đây là cách đi sâu vào lịch sử, dựng lên cái bản chất đúng đắn của thời đại, nhất là hình ảnh những người nông dân tự hào, những người bình dân La mã để bộc lộ những mâu thuẫn trong xã hội. Chính vì vậy, mặc dầu có những chi tiết trái với lịch sử (thời gian, địa điểm, biến cố), Shakespeare vẫn xứng đáng với lời ca ngợi của Hende khi thấy trong sáng tác của Shakespeare "nhân loại, thế giới, lịch sử" và của Hainơ "Con người Anh vĩ đại không chỉ là một nhà thơ mà còn là một sử gia... Không những Shakespeare hiểu các biến cố lịch sử của tổ quốc mình mà ông còn hiểu các sự việc mà các nhà biên niên sử thời cổ đại cho chúng ta biết. Và chúng ta thực sự ngạc nhiên thấy rằng ở trong những vở kịch của ông, ông miêu tả quá khứ của La mã với những màu sắc trung thành nhất"

2) Các vở hài kịch

Shakespeare viết đủ mọi loại hài kịch. Có những hài kịch vui tươi rộn ràng từ đầu chí cuối như Hai chàng thành Vêrôn, Giấc mộng đêm hè, Phí công đeo đuổi tình yêu, Đêm thứ mười hai. Những bà vợ vui vẻ ở Uynxo; có những hài kịch trong đó cái vui xen lẫn cái buồn, cái bi như trong Chàng thương nhân thành Vơni, Trôilút và Krenxiđa, Timôn người Aten.

Cơ sở các hài kịch của Shakespeare đã được Enghen nêu rõ bằng những đánh giá xuất sắc:
"ồ! Thi ca trong các tỉnh của nước Anh mới thi vị làm sao! Thường thường anh cảm thấy như là sống trong những golden days of merry England (Những ngày hoàng kim của nước Anh vui vẻ). P.N) và kìa anh thấy Shakespeare với khẩu súng trên vai, đi nhẹ nhàng trong những bụi rậm để theo một con thú săn, hay là anh sẽ ngạc nhiên tại sao trên đồng cỏ xanh này lại không diễn ra trong thực tế một trong những vở kịch thần thiên của ông ta. Bởi vì hành động vở kịch dù có diễn ra ở Italia, ở Pháp hay ở Nava thì về căn bản, trước mắt chúng ta, bao giờ cũng là cía merry England, tỏ quốc của những người thương nhân độc đáo, của những thầy học làm ra vẻ thông minh, của những người đàn bà đáng yêu và kỳ lạ, anh có thể thấy rằng những hành động kia chỉ có thể xảy ra dưới bầu trời nước Anh. Chỉ trong một vở hài kịch như Giấc mộng đêm hè người ta mới thấy khí hậu miền Nam châu Âu cũng như người ta cảm thấy điều đó trong Rômêô và Giuliet".

Khung cảnh quen thuộc là "nước Anh xanh tươi" với những đồng cỏ, những cánh rừng, với những con người sống để mà yêu, bất chấp uy quyền cha mẹ, như trong Giấc mộng đêm hè, Tuỳ theo ý muốn. Tình yêu của họ tuy bị trắc trở nhưng cuối cùng họ đều được toại nguyện. Chính vì vậy các hài kịch của ông rất phong phú tính trữ tình và hài kịch ông là ngày hội tưng bừng cuả thời Phục hưng. Thực vậy, đây là những kiểu mẫu trước không có đã đành, mà sau này cũng không ai bắt chước được.

Lý do là vì cái giây phút vui vẻ kia quá ngắn ngủi trong lịch sử loài người. Xã hội tư bản đã bóp nghẹt cái vui, bắt nhân loại hàng thế kỷ phải đau khổ, quằn quại. Hài kịch từ nay sẽ đi một con đường khác, con đường của Môlie: cái vui không nằm trong cuộc đời mà trong thái độ châm biến chế nhạo cuộc đời. Xem hài kịch Môlie ta cười vỡ bụng. Nhưng đây là cười những lăng nhăng, nhảm nhí, những cái rởm và tật xấu của xã hội. Ta cười những cái trơ trẽn trong cuộc sống, chứ bản thân anh chàng đạo đức giả, các tiểu thư sính chữ, con người hà tiện, kẻ ghét đời có gì là vui đâu. Môliê có thể xem là vô địch trong việc tạo ra những cảnh ngộ, những tâm lý, những câu nói buồn cười. Nhưng tìm đâu thấy cái không khí tươi vui của Đêm thứ mười hai, tìm đâu thấy những con người như Maria, Viôla, Tôbi? Đó là vì khi Môlie ra đời thì Shakespeare đã chết được sáu năm và nụ cười Shakespeare, nếu có thể bắt gặp ở Rabơle, ở Bôcátxơ, thì sau đó đã thuộc về dĩ vãng và chỉ có thể quay lại với một xã hội khác thay thế xã hội tư bản.

Bên cạnh việc ca ngợi sự đắc thắng của tư tưởng nhân đạo, việc chế nhạo cảnh tan rã của chế độ phong kiến phân quyền cũng là một chủ đề của hài kịch. Không phải ngẫu nhiên mà nhân vật Fanxtáp lại xuất hiện hai lần làm nhân vật chính của biên niên sử Henri V và vở hài kịch Những bà vợ vui vẻ ở Uynxo. Fanxtap là hiện thân sự đổ vỡ của mọi giá trị phong kiến. Y là một người quý tộc, nhưng đã vứt bỏ mọi cái mà phong kiến gọi là đạo đức, chỉ lo ăn chơi, rượu chè, mê gái, kiếm tiền và khoe các tật xấu của mình một cách công khai, khoái trá. Trong Những bà vợ vui vẻ ở Uynxo, y muốn vẽ cùng một lúc cả hai người đàn bà đẹp là bà Fagiơ và bà York để xoay tiền. Hai bà này mặc dầu có hai ông chồng hay ghen vẫn thấy rằng họ có quyền bông đùa, miễn là vẫn chung thuỷ với chồng. Kết quả, anh chàng quý tộc, kỵ sĩ, hiện thân của chế độ phong kiến trong những ngày tàn lụi, bị hành hạ đủ thứ, bị bỏ vào sọt quần áo bẩn thỉu, rồi quẳng xuống sông, bị mọi người giả làm tiên trêu cho một mẻ.

Thế kỷ XVI của Anh không những tạo nên được một Shakespeare là tác giả duy nhất của loài người vĩ đại cả về hài kịch lẫn bị kịch. Nó còn tạo nên cơ sở cho những vở kịch của ông ở đấy cái bi xen lẫn cái hài. Sự tan vỡ của thế giới hài kịch biểu lộ trong Chàng thương nhân thành Vơni, Timôn người Aten và trong Rômêô và Giuliét. Trong phần này chỉ nói vở thứ nhất vì nó chủ yếu là hài kịch. Trong vở kịch này ta bắt gặp những chàng thương nhân yêu đời, coi tiền như rác, trên đời chỉ biết có tình yêu và tình bạn. Antôniô, một thương nhân triệu phú thành Vơni vì muốn giúp bạn là Batxaniô, mà phải vay tiền lão Sailốc, một người Do Thái với một điều khoản kỳ quặc: nếu đến hạn không trả được thì hắn sẽ được quyền lóc một cân thịt của chàng. Không may, chàng không kịp trả nợ và có tin đoàn tàu của chàng bị đắm. Trong cơn nguy khốn này, Porxia, người yêu của Batxôniô cải trang nam giới, làm trạng sư để bênh vực Antôniô. Vở kịch kết thúc bằng sự đắc thắng của chủ nghĩa nhân đạo; Sailốc bị kết án giết công dân Vơni và bị tịch thu gia sản. Đồng thời, đoàn tàu chở hàng của Antôniô không phải bị đắm mà đã trở về. Hình ảnh lão Sailốc tay cầm con dao đòi xẻo thịt người lương thiện đã làm cho vở kịch mang màu sắc bi đát. Trong Tư bản Mác gọi Sailốc là điển hình của xã hội tư bản và mọi xã hội có giai cấp.

Hài kịch Shakespeare không có tác dụng to lớn đối với văn học bằng các bi kịch của ông không phải do giá trị nghệ thuật của bản thân các tác phẩm, mà do chỗ xã hội sau Shakespeare đã khác. Để đấu tranh chống lại xã hội này, phải có những cách suy nghĩ khác. Gơtơ, Puskin, Banzac, Xtenđan chú ý trước hết tới các bi kịch và các biên niên sử. Các nhà hài kịch sau này đi con đường của Môlie. Tuy hài kịch của ông dạy cho con người giá trị của tự do và hạnh phúc, nhưng để đạt đến các giá trị này phải đi con đường khác.

3) Các bi kịch

Shakespeare đã để lại cho loài người một loạt bi kịch vĩ đại nhất về trình độ tư tưởng sâu sắc, kịch tính căng thẳng của hành động, tính hiện thực của nhân vật, phản ánh được cơn khủng hoảng sâu sắc của thời đại. Trước hết đây là cơn khủng hoảng của ý thức hệ trung cổ phong kiến trước sự tấn công của tư tưởng nhân đạo của nhân dân. Nhưng khi thế lực phong kiến chấm dứt ở thế kỷ XVII thì cũng là lúc chủ nghĩa nhân đạo lâm vào bi kịch. Lý tưởng giải phóng cá nhân để hưởng thụ một cuộc sống sung túc mà sức sản xuất đủ sức cấp cho nó, đã bị cuộc chạy đua điên cuồng theo lợi nhuận bóp méo, chà đạp. Chủ nghĩa nhân đạo không phải vì thế mà chết, nhưng nó biểu hiện thành một cuộc đấu tranh quyết liệt trước hết trong nội tâm để rồi sẽ nổ ra thành cuộc đấu tranh thực tế vào thế kỷ XX.

Rômêô và Giuliét mặc dầu viết vào năm 1595 với cái kết thúc buồn thảm hãy còn là một vở kịch với lòng tin say sưa vào tính toàn thắng của chủ nghĩa nhân đạo. Lần đầu tiên trong văn học nhân loại xuất hiện tình yêu mộc mạc, chân thực ngây ngất của tuổi trẻ. Hình ảnh đôi lứa Rômêô và Giuliét kiên quyết bảo vệ tình yêu của mình, bất chấp mối thù đời đời của hai gia đình trung cổ, trân trọng gìn giữ từng khoảnh khắc của giờ hội ngộ, sẵn sàng hy sinh tất cả để giữ trọn lời thề thuỷ chung là một thành tựu tuyệt vời của văn hoá Phục Hưng. Nhân vật Mơkiuxiô, hiện thân của tư tưởng sống vui, thoải mái là "gương mẫu của chàng thanh niên mã thượng của thời đại" (Puskin). Tu sĩ Lôrân là một nhà tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa thời Phục hưng khoác áo thầy tu, hết sức xa lạ với thiên chúa giáo, điều mà nhà thơ công giáo Pháp Pôn Klôpđen (Claudel) của Pháp đã thấy cực kỳ sâu sắc "Ông này hình như chưa đọc Kinh Thánh bao giờ". Tôi đã mất ba tháng trời để kiểm tra toàn tập của Shakespeare và phải chịu nhận xét ấy là đúng. Như tôi biết, không một nhà thơ, nhà văn nào của Châu âu thoát khỏi Kinh Thánh. Nhưng tại sao trong toàn tập Shakespeare lại không thấy đâu vết này? Toàn bộ vở kịch của ông nói lên lòng tin tưởng vào cái mới, vào tương lai, một lòng tin tha thiết vào hạnh phúc chính đúng của con người bất chấp mọi thành kiến. Cái chết của Rômêô và Giuliét ở Hồi cuối không giảm yếu niềm tin tắt thắng của chủ nghĩa nhân đạo.
Nhưng với Hămlet (1601) tình hình đã khác. Từ đây ta bắt gặp con người hoang mang trước cảnh tan vỡ những giá trị làm thành đức tin trước kia. Chủ nghĩa nhân đạo đã nứt rạn tuy chưa phải là tan vỡ ấn tượng tóat ra từ tác phẩm là thời đại đảo điên. "trật khớp": (out of joint), trong đó con người lâm vào cảnh hoang mang. Cha Hoàng tử Hămlet bị em ruột mình bỏ thuốc độc vào tai mà chết chuyện này và yêu cầu chàng trả thù. Nhưng chàng là cong thời Phục hưng không tin những lời của hồn ma, nên sai bọn diễn kịch diễn một tấn kịch giống như cái chết của cha mình để kiểm tra thái độ của chú. Quả nhiên chú chàng hoảng sợ khẳng định lời của hồn ma Điều này kiến cho chàng hoang mang. Trong khi thấy "con người là một kiệt tác cao quý làm sao!" (Hồi II.cảnh 2). Hămlét vẫn không tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Tình vợ chồng ư? Đố là sự lừa lọc. Tình yêu ư? Đó là sự giả dối. Ngay cả sống hay không nên sống, đó cũng là vấn đề. Bao tin tưởng ngày xưa đều tan vỡ: "Trời hỡi trời! Bao nhiêu lạc thú trên đời này đối với ta sao mà chán chường, nhạt nhẽo và vô vị đến thế!....Cả thế giới là một ngục thất mà Đan Mạch lại là cái ngục thất ghê tởm nhất!..."
Lần đầu tiên trên sân khấu loài người, ta bắt gặp một con người phức tạp đến mức kỳ ảo, một tâm tư đau thương bị xâu xé giữa những tình cảm trái ngược, ta gặp con người luôn luôn muốn nhận thức và đánh giá lại mọi vấn đề của cuộc sống, luôn luôn cố gắng hành động có ý thức, muốn đấu tranh cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, công bằng hơn. Như Bêlinxki nói. "Mỗi lời nói của Hămlét là một mũi tên tẩm thuốc độc". Hămlét mở đầu cho cả một nền văn học mang tính phê phán cuộc sống, tìm cách hành động cho xứng đáng với giá trị chân chính của con người, trong một hoàn cảnh bế tắc "hèn hạ và phát ngấy lên được". Không phải vô cớ mà các nhà triết học hiện sinh thế kỷ XX xem Hămlét là người hiện sinh đầu tiên về cái phi lý của cuộc sống và tìm một kiểu sống hợp với quan điểm mình. Có thể nói cho đến nay khó lòng có tác phẩm văn học nào được bàn đến nhiều hơn và có tính triết học mạnh hơn. Tôi thuộc lớp người mê Shakespeare và thuộc vở kịch, đã xem ba cuốn phim về Hămlét và xem trình diễn ở Paris, nhưng phải nói đây là vở kịch không thể nào diễn hết cái hay của nó được.

Ôtenlô (1604) tiếp tục Hămlét trong việc nêu lên sự tan vỡ của hạnh phúc con người khi con người trở thành nạn nhân của sự dối trá, lừa bịp. Ôtenlô là một con người mới, con người nhân đạo chủ nghĩa. "con người cao thượng nhất xưa nay do bàn tay con người tạo ra" (Xuynbơcnơ). Đexđêmôna cũng là một con người thời Phục hưng yêu đời, cởi mở, chân thành. Nhưng vì họ quá tin vào những hành vi dối trá của một tên hèn mạt là lagô nên đã bị lợi dụng và đã phá vỡ mất hạnh phúc của mình. Cái cao thượng của tâm hồn đã bị cái ty tiện của nhân cách thao túng, lagô là tiêu biểu cho tâm lý gian trá, ty tiện của những kẻ hám lợi thời tích luỹ nguyên thủy của tư bản. Tấn kịch là sự tan vỡ của chủ nghĩa nhân đạo bị cuộc đời thực tại đầy mưu mô, xảo trá lợi dụng.

Quá trình tan rã của các quan hệ phong kiến gia trưởng được thể hiện mạnh mẽ nhất trong Vua Lia (1605). Lia là hình ảnh điển hình của thứ vua phong kiến trung cổ, kiêu ngạo, hách dịch, xem quốc gia là tài sản riêng của mình. Ông có ba cô con gái nhưng chỉ chia gia tài cho hai cô con gái đầu là Gônơrin và Rêgan vì họ biết nịnh hót, mà hắt hủi cô gái út Corđêlia, chỉ biết nói sự thực của lòng mình nên chẳng cho cô gì hết. Và sự trừng phạt đã đến. Lia bị đuổi ra khỏi nhà, đi lang thang trong đêm mưa bão. Bừng tỉnh, ông nhận ra được cái bất ông, vô lý của trật tự phong kiến, cuộc đời nhân dân đau khổ như thế nào, và ông đã thay đổi. Không khí bị kịch được tạo nên bởi một loại người gian trá, tàn nhẫn chẳng kém gì lagô trong Ôtenlô (Gônơrin, Rêgan, Etmun) của thời tích luỹ nguyên thuỷ, không từ một thủ đoạn nào (đuổi cha, giết anh, thông dâm...) để đạt được mục đích.

Đến Măcbet (1606), Shakespeare lại quay trở lại chủ đề quen thuộc là vấn đề vương quyền, nhưng trong tình hình mới, ông đã nhận thức nó khác trước. Măcbet là một nhân vật về cơ bản giống như Risac III đã lên ngôi bằng mọi tội ác, nhưng không chỉ là tên ác quỷ khát máu. Nó lên án một chế độ sống bằng ám sát, giết hại lẫn nhau, trong cảnh nhốn nháo, đâu đâu cũng là kẻ thù, trong sự căm phẫn của nhân dân. Trong bầu không khí rùng rợn này, chính những kẻ tàn ác cũng run sợ, nhưng càng run sợ càng lao vào tội ác, chính nó bộc lộ được tâm lý của bọn bạo chúa.
Sự kết án chế độ độc tài được thể hiện trong Côriôlan (1608), viết sau vụ bạo động nông dân năm 1607, bảo trước cuộc Cách mạng Anh năm 1842 -1849. Toàn bộ vở kịch diễn ra trong cuộc đấu tranh trực diện giữa quần chúng và quý tộc. Nó vạch rỗ những âm mưu lừa gạt, lấy chiến tranh để hoà hoãn các mâu thuẫn trong nước, và khi mọi mưu mô đều thất bại thì quý tộc bắt tay với giặc "với sự hung dữ của quỷ sứ". Nó đánh dấu một sự chín muồi về tư tưởng.

Nhìn bên ngoài các vở bi kịch từ Hămlet đến Côriôlan mang màu sắc bi quan. Nhưng là một nhà văn hiện thực. Shakespeare nắm được tấn bi kịch của cuộc sống trước mắt biểu hiện ở chỗ mọi cái gì làm thành ý nghĩa cuộc sống đều bị chà đạp tàn nhẫn. Ai còn ôm ấp những tư tưởng ngây thơ của chủ nghĩa nhân đạo (Hămlet, Ôtenlô, Đexđêmôna, Corđêlia...) đều bị chà đạp tàn nhẫn. Nhưng thực ra, Shakespeare không phải là một nhà tư tưởng bi quan. Ông không tin các thế lực đen tối sẽ thắng mãi mãi. Ông chống lại thái độ xem cuộc sống là phi lý. Trung thành với tư tưởng nhân đạo của nhân dân lao động, ông đòi hỏi mọi tên bạo quân (Xêza, Klauđiut, Côriôlan, Măcbet) đều phải đền tội, mọi tên giáo hoạt, tàn nhẫn (lagô, vợ Măcbét, Gônơrin, Rêgan, Etmun) đều phải bị trừng phạt xứng đáng, ai bị lừa dối (Ôtenlô, vua Lia) phải hối hận về sai lầm của mình. Ông đòi hỏi vở kịch phải đem đến một thay đổi trong cuộc đời của quần chúng: Hămlet chết đi an lòng vì người thay thế mình. Fortinbrat sẽ là một vị minh quân.

Từ 1610 trở đi, các vở kịch của ông trong khi phê phán hiện thực đã khoác một bộ áp huyền thoại. Câu chuyện mùa đông (1610) chẳng hạn, hiền lành như một cổ tích. Có một ông vua hết sức yêu vợ (Lêôntet) nhưng hay ghen làm hoàng hậu (Hecmion) phải oán giận mà chết. Có một cô công chúa (Perđia) bị vua vứt bỏ ở một nơi xa vắng rồi lớn lên trong gia đình một ngươì chăn cừu. Cố nhiên phải có một hoàng tử (Flôrizen) lạc đến nơi này và yêu cô gái chăn cừu hơn yêu ngai vàng. Và cuối cùng là đại đoàn viên: Cô công chúa trở về với người cah hối hận và nhà vua vui mừng khi nghe tin vợ không phải là chết mà vẫn còn sống. Trong câu chuyện này có một người chồng kiểu Ôtênlô, một chàng thanh niên kiểu Rômêô, một cô thiếu nữ kiểu Giuliét, nhưng mọi căng thẳng đã dịu đi đượm vẻ mơ màng.

Các học giả thường nói đến Cơn bão (1613) như một thứ di chúc Shakespeare để lại đời sau. Trong vở kịch này, một công tước (Prôxpêrô) vì ham nghiên cứu pháp luật nên bị em trai (Antôniô) thông đồng với vua thành Náp cướp mất vương quốc, bỏ trên một chiếc thuyền lênh đênh trên biển cả dạt vào một hoang đảo. Nhờ biết pháp luật, ông đã gây nên một cơn bão đưa vua Náp. Antôniô và con trai y là Fecđinăng đến hoang đảo. Cơn bão qua, Antôniô và vua Náp hối hận, Prôxpêrô trở về làm công tước xứ Milan sau khi đã bẻ gãy gậy thần.

Phải chăng đay là nơi kỳ thác tâm sự? Pháp sư Shakespeare, sau khi gây nên bão táp cũng như bao cảnh thần tiên trong kịch trường, đến đây cũng bẻ gẫy gậy thần rút về Xtratfo và lặng lẽ chết. Chỉ khác một điều: cơn bão của Pháp sư Prôxpêrô chỉ kéo dài một ngày, rồi sau đó mọi việc lại như cũ. Riêng cơn bão của pháp sư Shakespeare gây nên trong tư tưởng và văn hoá thế giới thì khác. Nó kéo dài bốn thế kỷ nay và sẽ kéo dài mãi hễ còn cón kịch, có người tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống. Những hình tượng ông sáng tạo, những tư tưởng ông gợi mở, phương pháp nghệ thuật ông mở đầu vẫn sống mãi trong lòng người và ngày càng lan rộng.

V. Tư tưởng

Vấn đề lập trường tư tưởng của Shakespeare đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi mấy thế kỷ nay vẫn chưa thống nhất. Như Anixt nhận xét, người thì cho ông là quân chủ, người thì cho ông là cộng hoà, người cho ông có khuynh hướng tôn giáo, người cho ông có tư tưởng thần bí hay trung cổ, người lại cho ông tiếp tục hệ tư tưởng trung cổ, có người trái lại cho ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa thời Phục hưng với mọi hạn chế của thế giới quan tư sản.

Điều còn đáng chú ý hơn là người nào cũng có thể đưa ra vô số dẫn chứng để bênh vực mọi cách lý giải trái ngược nhau này.

Nếu ta không xét tư tưởng của một tác giả xuất phát từ những lời nói của nhân vật này, nhân vật nọ, mà xuất phát từ chính yêu cầu của phương pháp cổ điển, lãng mạn sử dụng nghệ thuật để khẳng định quan điểm tư tưởng của mình, cho nên không ai tranh cãi nhau về lập trường tư tưởng của họ. Còn một nghệ sĩ hiện thực có chủ trương khác. Anh ta để cho từng nhân vật bộc lộ tư tưởng mình hết sức tự do, thoải mái và hành động theo như họ muốn. Tác giả không bao giờ mượn nhân vật để làm phát ngôn nhân cho tư tưởng mình. Chính tư tưởng tác giả biểu lộ trong các quan hệ giữa các tư tưởng đối lập được thể hiện bởi sự diễn biến của các biến cố và bởi hành vi của các nhân vật. Muốn tìm tư tưởng của một nghệ sĩ hiện thực phải nhìn trong quan hệ đối lập giữa Shakespeare với các nhà văn nhà thơ lớn trước ông, không phải ở trong các sự kiện cá biệt. Nếu xétvề mặt quan hệ thì Shakespeare là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa lớn nhất của thời Phục hưng và người giúp chúng ta hiểu chủ nghĩa nhân đạo nhất, không phải ở những lời nói suông mà ở chỗ ý thức được điều vất vả không thể lẩn tránh khi chúng ta muốn thực hiện nó trong xã hội của mình, để đừng bị những giả dối bên ngoài lừa bịp.

Chính vì vậy trong phần này chúng tôi chỉ khẳng định tư tưởng nhân đạo của Shakespeare qua những quan hệ mà thôi.

Shakespeare đã tiếp thu được tinh hoa của thời Phục hưng ở điểm cố gắng không biết mỏi để tìm hiểu con người. Trước thời Phục hưng cách hiểu về con người rất khuôn sáo và công thức, dù là ở triết học, thần học Hy lạp, thần học thiên chúa giáo. Với Shakespeare và phải nói cả với Môngtenhơ, câu chuyện con người trở thành một đề tài mênh mông, không có giới hạn, biên giới khá mơ hồ và không rõ rệt. Trong con người không chỉ có tư tưởng mà còn có những khát vọng, những ham muốn, những tình cảm không rõ nét. Cố gắng làm thành con người chính là cái lý tưởng mới của giai đoạn lịch sử này. Trước đó, người ta cố gắng làm triết nhân, tu sĩ cũng như ở Trung Quốc người ta cố gắng làm thánh nhân, quân tử. Hămlét nói về cha mình: "Ông ta là một con người trong ý nghĩa toàn vẹn của danh tư" (Hồi I, cảnh 2). Lia hỏi Kentơ: "Anh là ai?" và Kentơ đap: "Con người" (Hồi I, cảnh 4). Cái khát vọng làm thành con người đánh đâu một cuộc cách mạng về tư tưởng. Các nhân vật tích cực của ông không có tham vọng làm anh hùng, vua chúa, mà chỉ có ham muốn làm thành con người. Chính vì cái ham muốn đơn giản ấy mà họ hành động như con người phải hành động, yêu như con người phải yêu, chiến đấu như con người phải chiến đấu và chết như con người phải chết. Tư tưởng chủ đạo của nhà tư tưởng thiên tài này chính là cái nét lôi cuốn bất kỳ ai trong lòng ôm ấp cái hoài bão sống thành người.

Khi nói đến văn hoá và nghệ thuật cổ đại, Mác có bảo đó là phản ánh tuổi thơ ấu của con người. Với thời Phục hưng con người đã cảm thấy chững chạc, thấy mình sung sức, trước một tiền đồ mênh mông. Nó gạt bỏ thứ giáo lý "cuộc sống là một thung lũng nước mắt", "cái lo sợ không dám cười" vì Kinh thánh dạy: "Dưới hạ giới nay ai cười nhiều thì sẽ khác nhiều ở thế giới bên kia". Trái lại, thời Phục hưng khẳng định cuộc sống là đáng sống bởi vì hạnh phúc có thực và cái cười là phẩm chất thiêng liêng của con người. Con người phải biết cười. Và cho đến nay vẫn vang vọng tiếng cười ngỗ ngược của Rabơle, tiếng cười ngạo đời của Bôcatxơ, tiếng cười châm biếm của Xécvantéc.

Nhưng thử hỏi ở đâu mà cuộc sống tưng bừng, con người thoải mái, cái cười hồn nhiên, đắc thắng như trong các vở hài kịch của Shakespeare? lòng tự hào khoan khoái trong Những bà vợ vui vẻ ở Uynxo. Giấc mọng đêm hè, niềm vui ở ngay trong lòng cuộc đời trong Đêm thứ mười hai, điệp khúc mới trong đó cái vui là toát ra từ cuộc đời, không phải từ thái độ chế nhạo cuộc đời, kinh bỉ cuộc đời. Điều mới mẻ mà Shakespeare khẳng định, đó là cuộc đời này là vui và đáng sống, ngay dù cho tạm thời cái vui phải nhường bước trước cái thực tế xấu xa, nhưng cái vui, cái đẹp không bao giờ có thể chết được. Chính quan niệm này đã sản sinh ra một phương pháp nghệ thuật mới của ông là phối hợp cái vui với cái buồn trong những hoàn cảnh có thể nói là bi đát nhất. Đây không phải là "gượng cười", "đổi sầu làm vui", hay "tìm cái vui để lẫn tránh cái thực xấu xa trong cuộc sống bằng một chén rượu, một cách giải trí" Cái vui này là xuất phát từ chính nghĩa, từ lẽ sống, không phải từ một cách " nguỵ biện" để tự lừa dối mình.

Trước Shakespeare văn học từ lâu đã nói đến đàn bà. Nhưng so với những người đàn bà trong văn học Châu âu, các nhân vật nữ của Shakespeare thuộc một phạm trù khác. Trước khi xuất hiện Giuliet đã có Mêđê, Feđrơ của Hy lạp , Điđô của La mã, chuyện tình yêu nam nữ là chuyện cũng cổ như trái đất. Nhưng các phụ nữ Hy lạp cổ là những người chịu đựng. Họ đón lấy tình yêu như đón lấy một định mệnh sẽ phá hoại tất cả nhưng họ không sao cưỡng lại được. Những cô gái trong thời Phục hưng Italia tuy tràn đầy chất men của cuộc sống nhưng vẫn còn mang tính lý tưởng hoá chưa thoát ra khỏi hoà quang Thiên chúa giáo... Và sau Giuliet thì những cô Simen, Feđrơ, Giuni... vẫn tự che giấu cảm xúc và ý nghĩa của mình sau những nguyên láy làm họ quằn quại. Họ bị dục vọng thúc đẩy nhưng không dám chịu trách nhiệm về các hành động của mình. Muốn tìm con người đàn bà gan góc, bướng bỉnh, luôn luôn chiến đâu, thà chết không chịu thoả hiệp, hạng phụ nữ sinh ra để làm chủ cuộc đời mình, rất phiền cho xã hội phong kiến và nhất là hành đông không phải vì bị "con mà dục vọng xô đẩy", trái lại sáng suốt trong sự lựa chọn tiêu biểu cho lý trí chiến thắng thì phải tìm ở Shakespeare và ở Shakespeare không phải chỉ có một hai người mà cả một quần tinh như thế. Có thể nói một đề tài căn bản của Shakespeare là cuộc đấu tranh của thế hệ trẻ khao khát tự do hiện thân ở những cô gái yêu đời, chống lại cái thế hệ già cỗi thể hiện ở những ông cha độc đoán. Và bao giờ Shakespeare cũng đứng về thế hệ trẻ, ca ngợi nó không tiếc lời. Giuliet kiên quyết lấy Rômêô chống lại mối thù giữa hai gia đình, Corđêlia nói thẳng với Lia rằng nàng không thể yêu cha bằng chồng và không sợ vì thế mà mất gia tài. Con gái Ximbơlin chống lại cha và dì ghẻ , kiên quyết lấy chàng mồ côi Pôxtumút. Điều tiêu biểu ở họ không phải là dục vọng - về điểm này Shakespeare chưa vượt được Ơripit, mà cái ý thức sáng suốt về sự lựa chọn. họ biết họ làm đúng và chỉ có thể làm thế. Cách làm ấy đối vớihọ là thể hiện cái mà Shakespeare gọi là "con người trong ý nghĩa toànvẹn nhất của danh từ" và đặc biệt không hề có một phút hối hận về việc lựa chọn của mình.

Vì yêu đối với họ không phải là lao mình theo định mệnh, như trong bi kịch cổ đại, mà phải khắc phục hoàn cảnh, chiến thắng trơ lực, cho nên họ rất sáng suốt, tháo vát, kiên quyết. Do đó, khi đã khoác áo đàn ông (biện pháp duy nhất của phụ nữ đương thời để làm một công việc xã hội) thì họ trở thành những "trang nam nhi" kiệt xuất. Porxia cải trang làm trang sự để cứu người bạn của chồng mình (Chàng thương nhân thành Vơni). Giulia cải trang thành đàn ông để theo dõi chồng đã sớm quên mình chạy theo vợ bạn (Hai chàng thành Vêroon), Giulia cải trang làm người hầu của công tước Ơrxinô (Đêm thứ mười hai)... Hạnh phúc chỉ đến với họ bằng đấu tranh và dù cho hạnh phúc ấy ngắn ngủi (Đexđêmôna, Giuliet) họ vẫn chấp nhận cái chết dễ dàng chứ không chị đầu hàng. Trái lại những ông cha trung cổ kia đều thất bại. Hoặc họ tỉnh ngộ (Lia), hoặc họ hối hận (cha mẹ Rômêô và Giuliet), hoặc họ đành phải chấp nhật cái sự thực đã rồi (cha Đexđêmôna) nhưng không sao kéo lùi được xã hội. Ôfêlia trong Hămlet gần như là cô gái duy nhất phục tùng cha một cách vô lý và không được hướng một giờ hạnh phúc. Chính vì vậy mà trong văn học nhân loại chưa ai tạo được nhiều người đàn bà đẹp đẽ, đa dạng, hấp dẫn bằng Shakespeare: Giuliet, Ôphêlia, Hecmion, Porxia, Imôgien, Viôla, Miranđa, Iabenla, Conxtanxơ, Rôzalinđơ v..v...

Có sẵn một cái nhìn cao cả đối với con người, Shakespeare đã trút bỏ được những thành kiến về màu da, chủng tộc, đặc biệt không kể đến địa vị xã hội của nhân vật.

Trong khi bọn buôn người nước Anh đang bắt người da đen ở Châu Phi để đem bán làm nô lệ, và một số tư tưởng gia còn băn khoăn không biết người da đen có linh hồn hay không, Shakespeare đã xây dựng hình ảnh chàng da đen Ôtenlô thành một con người cao quý đẹp đẽ. Trong khi chung quanh Ôtenlô là một bầu không khí ghen ghét, đê tiện thể hiện ở hai nhân vật lagô và Brabănxiô, ông đã có một cái nhìn đúng đắn vào Ôtenlô. Đó là cái nhìn của Đexđêmôna. Không phải ngẫu nhiên mà Shakespeare biến Ôtenlô thành con người cao thượng, anh hùng ăn nói lịch sự, cư xử trang nhã, văn minh. Con người này không thể chịu đựng sự dối trá đã giết chết người yêu vì nếu để nàng sống, nàng còn sẽ lừa dối nhiều người khác nữa". Cuối cùng khi biết rằng người yêu vô tội, chàng đã từ bỏ cuộc đời một cách sung sướng vì đã lấy lại được niềm tin đã mất. Chàng là con người da đen đẹp nhất trong văn học.

Thành kiến đối với người Do Thái cũng là một thành kiến mà giai cấp tư sản nuôi dưỡng và lợi dụng, Shakespeare mạt sát Sailốc chỉ vì y cho vay cắt cổ (một quan niệm về đạo đức), nhưng lại bênh vực người Do Thái bằng những lời bất hủ, chống lại mọi thành kiến vị chung:

"Ta là người Do Thái! Người Do Thái không có mắt sao? Người Do Thái không có tay, không có cơ quan, hình thù, giác quan, cảm xúc, dục vọng sao? Hắn không phải cũng ăn một thứ đồ an, cũng bị thương bởi những vũ khí, cũng mắc những bệnh, cũng chữa bằng những cách chữa mùa hạ cũng nóng và mùa đông cũng lạnh, chẳng khác gì những người Cơ đốc giáo sao? Nếu anh đánh vào người chúng ta thì ai mà chẳng chảy máu? Nếu anh cù chúng ta thì ai mà chẳng cười? Nếu anh bỏ thuốc độc giết chúng ta thì ai mà chẳng chết? Nếu chúng ta giống anh về tất cả mọi mặt thì ta cũng giống anh về mặt này: Khi một người Do Thái bị một người Cơ đốc giáo làm nhục thì hắn chịu sự nhẫn nhục để làm gì? Để trả thù chứ để làm gì nữa?"

Theo nhà phê bình Xmirnov thì đây quả là lời bênh vực quyền bình đẳng của người Do Thái hùng hồn nhất có thể tìm thấy trong văn học thế giới.

Nhưng cái vĩ đại của Shakespeare không chỉ ở những điểm ấy, mà trước hết ở chỗ ông là người đầu tiên trong văn học có một cái nhìn sâu sắc về quần chúng lao động, đồng thời là người đầu tiên biết phê phán xã hội tư bản. Đây là hai điểm then chốt của thiên tài Shakespeare đến mức Êmerxơn gọi ông là "nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử cận đại".

Trong các vở kịch của Shakespeare, số phận của nhân dân vai trò của họ là một trong những vấn đề trung tâm làm người ta chú ý nhất. Đây là một điều khác hẳn trước. Trong các vở kịch trước ông, nhất là trong bi kịch, người ta chỉ chú ý tới các nhân vật cao cấp (vua, hoàng tử, công chúa, quý tộc) còn quần chúng, nếu có chỉ đóng vai trò tôi tớ tầm thường, hết sức phụ thuộc, và không phải là những người tự do dám phát biểu ý kiến của mình dám xuất hiện như trong thực tế. Trái lại, trong kịch Shakespeare họ làm thành "cái bối cảnh Fanxta" (lời của Enghen) trên đó nổi bật các vấn đề liên quan tới toàn bộ xã hội.

Có nhiều ý kiến đối lập nhau về vấn đề then chốt này. Các nhà phê bình tư sản, do chủ nghĩa chê Shakespeare đã không lý tưởng hoá quần chúng, trái lại nhận thấy họ thiếu học vấn, nhiều thành kiến, không hiểu rõ nhiệm vụ lịch sử của mình nhiều khi bị bọn mị dân lợi dụng, mua chuộc đến mức đi ngược lại quyền lợi của mình. Do đó, họ cho Shakespeare là phản dân chủ. Họ thường viện dẫn trường hợp nhân dân bị lừa dối trong Guiliet Xêza của Antoni đã đổ xô theo Antôni đánh lại Brutút, tức là chống lại chính quyền lợi của mình. Cũng vậy, trong Coriôlan, sau khi ở Hồi I họ nổi lên đòi giết Côrioolan thì ở Hồi II, họ đã tán thành đề nghị của quý tộc cho Côriôlan làm chấp chính quan.

Trái lại Mac và Enghen đánh giá cao chủ nghĩa lịch sử và chủ nghĩa hiện thực của Shakespeare trong cách miêu tả quần chúng. Anixt nói rất sâu sắc:" Tính nhân dân của nhà văn hoàn toàn không phải ở chỗ cần phải biểu hiện bằng cách lý tưởng hoá quần chúng nhân dân. Chờ đợi một nhà nghệ sĩ miêu tả nhân dân không phải như họ tồn tại trong thực tế mà như nhà văn muốn miêu tả họ là một điều ngây thơ. Chỉ có khi nào người ta bỏ quên những điều kiện thực tế của sự tồn tại của quần chúng nhân dân trong giai đoạn bị đàn áp giai cấp, thì người ta mới có thể chờ đợi nhà văn miêu tả nhân dân là sáng suốt, không có thành kiến, thiên vị, nhận thức được hoàn toàn rõ ràng quy luật của cuộc sống".

Nhân dân lao động rất nhiều khi chỉ thấy những lợi ích gần gũi mà quên mất lợi ích lâu dàinên bị bị dụng. Chính vì vậy cho nên mới cần có tư tưởng sáng suốt lãnh đạo và tổ chức lãnh đạo. Nếu không họ dễ bị bọn mị dân lừa bịp, Shakespeare đã miêu tả nhân dân đúng như trong thực tế thế kỷ XVI -XVII, vừa mới thoát khỏi ách phong kiến đã rơi vào ách tư bản, bị lừa dối và thất học. Nếu trong quá trình sáng tác, ông chưa giải quyết được vận mệnh của nhân dân một cách độc lập thì đólà chuyện không thể tránh khỏi bởi vì phải chờ ddến học thuyết Mác mới bắt đầu có lý luận này áp dụng cho một số nước Châu âu đã bước hẳn vào chủ nghĩa tư bản. Trách ông như vậy là vô lý bởi vì trước thế kỷ XIX chưa hề có một nhà tư tưởng nào hiểu được lý luận nhân dân là chủ nhân của lịch sử và phải làm những gì để trở thành chủ nhân.

Nhưng Shakespeare vẫn là một nghệ sĩ thấm nhuần tư tưởng dân chủ sâu sắc vì ông hết sức quan tâm tới số phận của quần chúng lao động. Ông đã vẽ ra trước mắt mọi người những bức tranh trung thành của cuộc sống quần chúng và cuộc đấu tranh của quần chúng để thực hiện các quyền lợi của mình. Những con người bình thường mà ông miêu tả có một đặc điểm tiêu biểu: họ dám nhận xét táo bạo, dám tự do quyết định hành động, và dám hy sinh cho điều mà họ cho là chân lý, tuy có lúc vẫn thiếu sáng suốt nên dễ bị lợi dụng. Trong kịch Shakespeare, quần chúng không phải là gồm những kẻ thụ động chỉ biết vâng vâng dạ dạ, than thở, kêu la. Không, họ là những người hành động, khi vui thì hết sức rôm rả, biết ăn nói bông đùa, hài hước đầy thi vị, mánh qué bằng những kho tàng văn học dân gian của họ, khi giận thì không biết sợ uy quyền nào hết. Ông nói lên được nguyện vọng của nhân dân Anh vừa thoát khỏi nền luân lý gia trưởng nay muốn duy trì quyền tự do của mình trong hoàn cảnh xã hội chuyển sang chế độ tư sản. Họ không muốn quay lại quá khứ mà muốn tự do ngay trong hiện tại dù cho điều này không khỏi không tưởng.

Quan điểm này đã giúp tác giả xây dựng được những vở hài kịch và bi kịch vô song. Trong Rômêô và Juliet, nhân dân xông ra cản trở không cho hai gia đình quý tộc chém giết nhau. Côriôlan và Juliet Xêza diễn ra trong sự va chạm trực tiếp giữa quần chúng và quý tộc. Trong hai vở này nhân dân giàu lòng hy sinh khi nhận thức được lẽ phải. Nhưng đúng như trong thực tế đương thời, nhân dân vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng của ý thức hệ của giai cấp thống trị. Đúng như Brutut nói, chàng đã giết được Xêza, nhưng không giết được "con ma Xêza", biểu hiện bởi những nhận thức sai lầm của nhân dân về công lao của Xêza đối với La Mã và điều này khi bị quý tộc khuếch trương sẽ khiến quần chúng quên cả những hành động của Xêza để tước đoạn quyền lực nhân dân, trở thành độc tài. Shakespeare sáng suốt khi nhận thấy Xêza, con người được lịch sử La Mã ca ngợi là thiên tài lớn nhất về quân sự và tổ chức chỉ là một tên bạo chúa, ham tâng bốc, chỉ khéo lợi dụng nhân dân. Trái lại Brutut được xây dựng thành một con người lý tưởng, thiết tha bảo vệ công lý và tự do của nhân dân, không sợ bất cứ trở lực nào, con người tuyệt đối vô tư, hy sinh cho mục đích cao cả là giải phóng một quần chúng đan bị những ảo tưởng huyễn hoặc về điểm chế độ quân chủ chuyên chế sẽ cứu vớt họ. Tác giả thấy sở dĩ Xêza rồi Brutut làm được những điều oanh liệt chẳng qua là được sự ủng hộ của quần chúng. Cái nhìn ấy vào thời của ông thực là phi thường.

Như Ilinxcaia nhận xét, tình hình chính trị, thời sự của nước Anh thời Shakespeare đã được đánh giá rõ rệt nhất trong Côriôlanut. Nó là một vở kịch chính trị báo trước cuộc cách mạng tư sản sẽ đến. Ngay từ hồi đầu, toàn bộ lực lượng xã hội đã bước lên sân khấu: quý tộc và bình dân đã ở trong cảnh đối lập một mất một còn. Tác giả vạch trần những tư tưởng xấu xa của bọn quý tộc, tâm lý căm thù nhân dân, muốn thẳng tay trừng trị nhân dân, nhưng trước một lực lượng đã đoàn kết lại chung quanh các hộ dân quan cho nên phải giở trò mị dân để hoà hoãn tình thế. Đứng trước một nhân dân căm phẫn đòi giết Côriôlanut, quý tộc hoảng sợ phải bày mưu cho Côriôlanut "quỳ xuống", "xin lỗi nhân dân" để sau này tìm cơ hội phục thù. Đến khi mọi mưu mô xảo trá đều bất lực, quý tộc trở mặt, bắt tay với giặc. Nhân dân tuy căm ghét Côriôlanut nhưng thấy y có công lớn với La Mã lại "khiêm tốn" ra van xin nhân dân bỏ phiếu cho mình, cho nên trong chốc lát có thể quên kẻ thù giai cấp, bỏ phiếu cho Côriôlanut làm chấp chính quan. Điều này cho thấy ông nhận thức thực tế sâu sắc như thế nào. Khi chưa nhận thức rõ về quyền lợi của mình, có khi nhân dân bị lừa dối đi ngược lại chính quyền lợi của họ. Vì tác phẩm này có tính thời sự cho nên nhiều người cho nó là một hài kịch mượn hình thức bi kịch để che mắt kiểm duyệt. Bơcna Sô gọi nó là "vở hài kịch vĩ đại nhất của Shakespeare".

Thái độ thông cảm với những đau khổ của nhân dân biểu lộ rõ rệt trong Vua Lia mà Ilinxcaia gọi là "vở bi kịch vĩ đại nhất thời Phục hưng". Nó vạch rõ một quá trình đau khổ và kéo dài đã khiến cho một người quý tộc và độc đoán, đầy những ảo tưởng về giá trị và sứ mệnh của mình đã thành một người gần gũi với nhân dân. Sau khi chia giang sơn cho hai con gái, Lia bị hai con gái đuổi ra khỏi nhà rồi gia nhập hàng ngũ những người lang thang của thời đại. Lúc đó Lia mới mở mắt, thấy được cái tàn nhẫn của một xã hội gồm những kẻ có quyền và những kẻ mất quyền, chỉ chạy theo tiền tài, danh vọng, dìm mọi quan hệ cha con, anh em, vợ chồng "trong cái làn băng giá của tính toán ích kỷ" (Mác). Cứ thế, trên sân khấu xuất hiện những con người không manh áo che thân, không nhà không cửa, hình ảnh trước mắt của nhân dân lao động Anh đang bị cướp giật, bóc lột.
Quan điểm quần chúng của Shakespeare biểu lộ trong một nhân vật sinh động và sâu sắc nhất là anh hề. Anh hề là nhân vật có thực trong xã hội phong kiến. Vua chúa phong kiến nuôi anh để bông đùa, kể chuyện, ca hát đặng giải trí cho họ. Địa vị của anh hết sức thấp và anh thường thất học. Trong các hài kịch anh hề thường xuất hiện nói vài câu ngớ ngẩn để khán giả cười trong khi các diễn viên còn bận.

Trong kịch Shakespeare thì khác. Anh hề là đại diện cho trí tuệ của quần chúng, miệng anh nói toàn ca dao, tục ngữ, dân ca. Tác giả dành cho anh những lời thi vị nhất, sâu sắc nhất. Anh không xuất hiện để "cù" khán giả. Mỗi khi anh có mặt, là lúc phải có một sự đánh giá hiện thực, cần phải có sự suy nghĩ, lý giải thực chất của cuộc sống, cần có những lời đúng với lẽ phải. Với một xã hội đang chuyển từ phong kiến sang tư sản, những lời đúng với lẽ phải là những lời chua chát cho nên những lời của anh thường làm người ta đau xót hơn là làm người ta cười. Anh là một người đầy tình cảm (anh hề Laoxơ với con chó ghẻ của anh ta), có nghề nghiệp, tư tưởng cao thượng, nhà triết gia của vở kịch. Bên cạnh anh là những nhân vật phụ như những người đào huyệt, thợ thủ công, nông dân, binh sĩ. Tất cả đều nói lên cách tư duy về cuộc sống theo tinh thần nhân đạo.
Sự phê phán xã hội tư bản thể hiện trực tiếp nhất trong thái độ đối với đồng tiền. Mác nói "Shakespeare đã tả rất rõ bản chất của đồng tiền". Nói vài câu sáo ngữ về đồng tiền là điều ai cũng làm được, bởi vì từ lâu đồng tiền đã đóng một vai trò nhất định trong xã hội. Nhưng vạch được bản chất của nó, thấy được sức tha hoá xã hội của nó là một điều rất khó. Vở Timôn người Aten là một cáo trạng hùng hồn về những tác hại của đồng tiền. Timôn là một người giàu có hết sức rộng rãi, đã phá huỷ hết cả gia tài và kết quả là mọi người trở mặt, lãnh đạm đối với anh ta. Chán ghét mọi người, Timôn ở ẩn trong một hang đá, ăn rễ cây, tự tay đào lấy huyệt mình, nhất định không tiếp xúc với người đời. Không may cho anh ta, anh ta lại moi được một kho vàng, và mọi người lại xô nhau đến. Timôn ném vàng vào mặt họ và nói: "Vàng, hoàng kim óng ánh quý giá vô ngần! Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để đổi trắng thay đen, biến xấu thành tốt, biến kẻ gian thành người ngay, hèn hạ thành cao sang, già cả thành trẻ trung, khiếp nhược thành dũng cảm! Đó là cái gì, hỡi đồng tiền bất tử! Đó là một vật làm chủ các tăng lữ của các vị và các đệ tử của họ. Tên nô lệ màu vàng ấy đã xây dựng và phá huỷ tôn giáo của các vị làm cho những kẻ độc ác được hưởng phước lành, làm cho những kẻ ghê tởm được tôn sùng, đặt bọn trộm cắp lên ghế nguyên lão, khiến bọn chúng được hưởng chức tước, danh vọng và người được quỳ lạy. Nó làm cho người goá bụa tàn tạ trẻ lại thành cô dâu mới. Thôi đi! Đồ đáng đày vào địa ngục, đồ đĩ của loài người! Mác rất thích đoạn này và đã giải thích nó như sau trong Bản thảo về các vấn đề kinh tế và triết học:

"Shakespeare vạch rõ nhất hai đặc điểm của đồng tiền:

1- Đồng tiền là vị thần linh mà người ta có thể trông thấy được, làm biến đổi ngược lại mọi đức tính của loài người và của tự nhiên, làm lẫn lộn và đổi trắng thay đen mọi sự vật, hàn gắn những cái không thể hàn gắn được.

2- Đồng tiền là con đĩ của cả thế giới, là tay mối lái của hết thảy mọi người và hết thảy mọi dân tộc".

Shakespeare không chỉ nói lên nhận định của mình về bản chất của đồng tiền qua một vài nhận xét. Ông đã xây dựng nhiều vở kịch trên sự phân tích đúng đắn và thiên tài này. Ta chỉ cần xem cách ông xử lý những nhân vật tiêu cực như Sailôc, Iagô, Etmun, Gônơrin, Rêgan...

Sự xuất hiện những nhân vật này là một hiện tượng đầy ý nghĩa. Từ lâu văn học nhân loại đã có những kẻ gian trá, giảo hoạt, vô liêm sỉ. Nhưng bọn này đều hành động lén lút, tự che đậy bằng những áo khoác đạo lý có sẵn của thời trước. Họ chỉ mới là những tên nguỵ biện, điều nhan nhản trong mọi xã hội. Phải đến Shakespeare mới xuất hiện những tên gian ác "triết gia", đồ đệ của Makiavenn. Với họ, một "luân lý mới", thuần tuý tư sản hình thành, khẳng định không chút dè dặt sự tôn thờ giản trá, mua chuộc, phản bội. Mọi quan hệ cha con, vợ chồng, bè bạn đều mất hết giá trị. Vô liêm sỉ, trắng trợn, tàn nhẫn, vô luân lý, đó là con đường mới vạch ra cho ai muốn thành đạt. Lý trí dựa trên lợi ích cá nhân phải thắng mọi tình cảm. Chính cái "đạo lý" tàn nhẫn này đã giúp vô số tên ngu dốt thành thông thái, hèn nhát thành dũng cảm, độc ác thành từ thiện và thấp hèn thành cao sang. Đó là những con quỷ, nhưng những con quỷ "lộng lẫy", đầy cám dỗ, và do đó, càng nguy hiểm.

Tính bi kịch của các vở kịch của ông không ở chỗ một người đàn bà vô tội đã chết, một đứa con chí hiếu bị ruồng bỏ, một mối tình trong trắng bị bôi nhọ. Nó là ở chỗ các thế lực của cái ác quả là đáng sợ, chúng đang thao túng cái xã hội trước mắt anh, và thừa sức lôi cuốn, dụ dỗ những ai ngây thơ, dại dột. Nhưng Shakespeare không đầu hàng. Ông khẳng định không một sự giả dối nào dù là của Iagô có thể lừa được nhân dân mãi, không một sự tàn nhẫn nào, dù là của Risac III, Măcbet có thể bắt nhân dân khuất phục mãi, không một sự ranh ma nào, dù là của Etmun có thể che đậy sự thực mãi. Trước sau gì cái thực vẫn là cái thực. Con người không bao giờ từ bỏ cái thiện, sự nhầm lẫn chỉ là nhất thời. Và bao giờ sự thực, cái thiện cũng thắng.

Trong vở Pêriklet, một người đánh cá hỏi một người đánh cá khác: "Tôi muốn hỏi ông cá sống ngoài biển như thế nào". Người kia liền đáp: "ồ! Như người ta sống trên mặt đất đó thôi: cá lớn nuốt cá bé. Tôi không thể so sánh các anh hà tiện giàu có của ta với cái gì khác hơn là một con cá mập nô giỡn bằng cách đuổi lũ cá con trước mắt mình và cuối cùng nuốt sống tất cả một hơi. Tôi nghe nói trên mặt đất cũng có thứ cá mập ấy luôn luôn mở cái mồm ra để nuốt tất cả nhà xứ, nhà thờ, gác chuông và tất cả ..." (Hồi II, Cảnh 1).

Shakespeare nói thế còn ít. Sang thế kỷ XIX sẽ xuất hiện chủ nghĩa đế quốc và thuyết "cạnh tranh sinh tồn" quyết liệt với những con cá mập đế quốc chủ nghĩa nuốt sống ba phần tư thế giới. Và sang thế kỷ XX, những con cá mập mới với chủ nghĩa phát-xít công khai khẳng định thứ đạo lý giết người của giống nòi thượng đẳng. Tiếc là không có một Shakespeare mới để khẳng định quyền sống của những con cá nhỏ nhất là khi có một con cá nhỏ đã đánh bại cả chủ nghĩa phát xít lẫn chủ nghĩa đế quốc bằng chính lòng tin tất thắng của toàn bộ nhân loại yêu hoà bình và công lý.

Để kết thúc phần tư tưởng của Shakespeare, tôi xin dẫn lời của nhà phê bình Bêlinxki:

"Thường thường người ta hay nói Shakespeare và đặc biệt Gơtơ là những đại biểu cho nghệ thuật thuần tuý và tự do. Nhưng sự lựa chọn này là thảm hại nhất. Shakespeare là thiên tài lớn nhất trong những người sáng tạo, nhà thơ tuyệt diệu nhất, cái đó không còn ai hoài nghi nữa. Nhưng những kẻ nào nhìn thấy thơ của ông mà không thấy được cái nội dung phong phú của ông, cả một kho tàng vô tận những bài học và những sự kiện đối với các nhà tâm lý học, triết học, sử gia, các nhà cầm quyền một nước và biết bao người khác nữa thì đó là hiểu Shakespeare một cách sai lầm".

Thực vậy, giá trị của Shakespeare là ở tư tưởng nhân đạo của ông, tư tưởng này đã hoán cải tất cả. Enghen đã nói rất rõ "cho rằng Shakespeare nhờ ở thời trung cổ nhiều ngoài các nguyên liệu mà ông tìm thấy ở thời này bao giờ cũng là giả tạo". Ông không sáng tạo các chủ đề, các đề tài. Các vở Risac III, Hai chàng thành Vêrôn, Chàng thương nhân thành Vơni, Hămlet đều dựa vào những vở kịch có sẵn. Rômêô và Juliet bắt nguồn từ câu chuyện nhạt nhẽo Câu chuyện đáng thương của hai người yêu nhau của Xinthiô v.v. Ông đã tiếp thu tất cả từ những câu chuyện hoang đường ở Xcanđinavi, những trang sử của Plutác, đến thái độ hoài nghi đầy trí tuệ của Môngtenhơ. Nhưng ông đã biến tất cả, thành một cái gì độc đáo, hết sức sâu sắc, để nói lên những điều thời đại suy nghĩ, rồi nâng nó lên bậc thang toàn nhân loại. Đó là cách làm của Shakespeare cũng như của bất kỳ ai muốn sống mãi với loài người. Nếu như vật lý học nguyên tử đã chứng minh trong một nguyên tử chứa tạo cấu trúc của vũ trụ thì nghệ thuật muốn tồn tại cũng phải nhận thức được rằng trong một con người có cả loài người cả về lịch sử cũng như trong giai đoạn trước mắt, và cả trong tương lai. Tính bất tử của nghệ thuật là nằm trong tính bất tử của tính người. Chỉ những ai sống với niềm tin này mới có thể thấy được cái chân lý giản đơn này và để thể hiện được chân lý ấy phải vượt lên không chỉ chính mình mà cả thời đại mình bằng một quá trình lột xác đau đớn. Con đường đi này của Shakespeare cũng là con đường của mọi nghệ sĩ, mọi nhà tư tưởng muốn tồn tại với hậu thế.

VI. Nghệ thuật và phong cách

Nghệ thuật Shakespeare đánh dấu bước chuyển vĩ đại nhất của nghệ thuật. Đối với nhiều học giả Liên Xô cũ, chủ nghĩa hiện thực không phải có từ xưa trong nghệ thuật trong thế đối lập giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa phản hiện thực, mà chỉ ra đời với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và những quan hệ tư bản chủ nghĩa. Phải đến thời Phục hưng, khi những quan niệm trung cổ đầy tính tôn giáo nhường chỗ cho quan niệm mới về vũ trụ, xã hội, cá nhân và quần chúng, lúc đó mới có chủ nghĩa hiện thực. Nhưng cũng phải đến Shakespeare chủ nghĩa hiện thực mới thực sự hình thành đầy đủ và mở đầu cho văn học cận đại.

Vào thời Phục hưng, dù cho các tác phẩm của Đantê, Pêtrac có nêu lên cái nhìn mới mẻ, nội dung vẫn còn tràn đầy khuynh hướng thần bí Thiên chúa giáo. Người ta thường so sánh các tác phẩm này với những tác phẩm hội hoạ, điều khắc đương thời, tuy đã nêu lên những con người sống động với sức sống thực tế, nhưng vẫn còn phải khoác cái áo tôn giáo về cảm hứng và đề tài. Phải đến Rabơle, Xecvantet rồi Shakespeare, cuộc sống thực tế mới làm chủ nghệ thuật, nhất là với Shakespeare con người mà theo Klôđen không chịu ảnh hưởng Kinh Thánh, lúc đó nghệ thuật hiện thực mới khẳng định sự đứt đoạn của mình với quá khứ, dù là quá khứ Hy-La hay quá khứ Thiên chúa giáo, và sự phủ định mới hoàn tất. Nguyên lý cơ bản của nghệ thuật này đã được nêu lên rõ ràng trên cái biển của rạp hát Globus của Shakespeare "Totus Mundus agit Histrionem" (Cả thế giới đóng vai diễn viên) và chính Shakespeare qua lời Hămlet khẳng định: "Mục đích của sân khấu xưa nay vẫn là đưa ra một tấm gương trước cuộc sống, ở đấy đạo đức có thể tự nhận ra mình, sự kiêu ngạo có thể tự kinh bỉ mình và mỗi thế hệ, mỗi thời đại có thể đánh giá bộ mặt và tính cách của mình" (Hồi III, Cảnh 2). Có thể nói, không chỉ kịch mà toàn bộ chủ nghĩa hiện thực được xác lập qua nhận định này. Chủ nghĩa hiện thực đưa ra một tấm gương để từng người một và toàn thể xã hội hiểu được mình, bằng nhận thức. Thực không có lời đánh giá nào sâu sắc hơn.

Trong số những người đã có ảnh hưởng quyết định tới nghệ thuật này trước hết phải nói tới Bâycân (1561 -1626). Những chuyện hoang đường cho Shakespeare chính là Bâycơn đành là giả tạo, nhưng cũng có những điểm làm ta chú ý. Chính Shakespeare đã áp dụng những lời khuyên của nhà triết học duy vật vào sáng tác của mình. Bâycơn cho rằng nhiệm vụ của khoa học là xây dựng được "trong trí tuệ con người thứ kiểu mẫu của thế giới giống như nó tồn tại trong thực tế, chứ không phải cái mà tư duy gợi cho mỗi người", ông kêu gọi xây dựng một khoa học "xuất phát từ bản chất sự vật", sử dụng thực nghiệm để khảo sát tự nhiên. Mác nói: "ở Bâycân, người sáng tạo đầu tiên chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy vật mang trong mình những mầm mống của sự phát triển toàn diện, dù là dưới hình thức còn mộc mạc. Với bất cứ người nào, vật chất đều nở nụ cười cảm tình, tươi sáng và thơ mộng". Nụ cười tươi sáng cảm tình và thơ mộng xuất hiện ở đâu rõ rệt hơn kịch Shakespeare? Sức mạnh của nghệ thuật Shakespeare trước hết ở chỗ ông đã miêu tả con người đúng như nó tồn tại trong thực tế, miêu tả xã hội đúng như xã hội trước mắt.

Trước Shakespeare, trong kịch Hy Lạp đã có Etsin và Xôphôc. Xét về mặt kết cấu chặt chẽ, kịch tính của hành động và tính bi đát của cảnh ngộ, đó là những thành tựu không ai vượt nổi. Nhưng kịch Shakespeare vẫn gần chúng ta hơn bởi vì chúng ta nhìn thấy con người và xã hội hiện đại ở đấy. Bi kịch Hy Lạp bị chi phối bởi tính nghiệt ngã của định mệnh. Con giết mẹ, cha giết con, vợ giết chồng đều do các thần linh quy định. Đành rằng hành động đầy kịch tính và căng thẳng, nhưng cái tự do, tính phức tạp của nội tâm những con người đã ý thức được tính độc lập của hành động mình không khỏi bị thương tổn. Các Agamemnôn, Mêđê, Klitemnet đều xa lạ với chúng ta.

Con người trong kịch Shakespeare thì khác. Hămlet trước hết là con người bằng xương bằng thịt, con người không ngừng suy nghĩ, cân nhắc, tính toán, tin tưởng rồi ngờ vực, vui sướng rồi đau buồn, thay đổi từng phút một. Con người này có thể giết lầm Pôlôniut vì tưởng đó là kẻ thù, có thể xách kiếm lên phòng kẻ thù, nhưng thấy y cầu nguyện thì dừng lại. Hạng người "biến đổi và đa dạng" này là sản phẩm mới của lịch sử. Đó là con người cận đại. Cái không khi số mệnh bao trùm kịch Hy Lạp và kịch trung cổ đã chấm dứt. Các hồn ma hiện lên trong Hămlet, Macbet, không hề quyết định được hành động. Hămlet được hồn ma cha mình báo không tin hồn ma nên phải dùng một vở kịch để kiểm tra. Măcbet và Bancô đều được bọn phù thuỷ báo tin rằng Măcbet và con cháu Bancô sẽ làm vua, nhưng Măcbet biến thành tên quỷ khát máu vì y tham lam và bị vợ thúc đẩy, còn Bancô gạt phăng lời thúc đẩy. Đúng như lời Catxiut nói với Brutut: "Anh Brutut thân mến! Các lỗi lầm của chúng ta không ở ngôi sao chiếu mệnh của ta. Nó ở trong ta." (Jiliet Xêza). Các hành động dù là cao cả nhất hay thấp hèn nhất đều xuất phát từ bản thân con người trong những hoàn cảnh cụ thể. Chính vì vậy mọi nhân vật của Shakespeare không ai có vẻ công thức. Ai cũng có những ý nghĩ, những tình cảm riêng và đều hành động theo những lý do sâu sắc của nội tâm. Mỗi người là một cá nhân, tự xưng là "tôi" chứ không phải là "chúng tôi" như trong truyền thống kịch trước đấy.

Con người trên sân khấu xưa nay vẫn là một loại người riêng, có một dục vọng nhất định phải thực hiện cho kỳ được chứ không phải là kẻ sống qua ngày. Tuy vậy, cách thực hiện dục vọng của ông thực là độc đáo và là ưu điểm nổi bật khi so sánh với các nhà viết kịch khác. Các nhà viết kịch khác có xu hướng đơn giản hoá tính cách con người, để làm nổi bật cái dục vọng chủ đạo. Cách làm này cho phép ta có thể khái quát họ bằng một khái niệm: người này là anh hà tiện, người kia là kẻ yêu nước không nhân nhượng, người nọ là anh đạo đức giả hay anh mê gái, sinh chữ, ham tiền, thích địa vị... Shakespeare làm khác. Trong khi nêu lên đặc điểm tiêu biểu, tác giả lại đặt nó trong mối quan hệ hữu cơ với nhiều đặc điểm khác hết sức phức tạp làm cho nhân vật càng sinh động, hiện thực, nhưng cũng không thể quy về một khái niệm duy nhất. Puskin đã nhận xét rất đúng "nhân vật Shakespeare sáng tạo không phải là điển hình của một dục vọng nào đó, của một tật xấu nào đó như ở Môlie, mà là những người sống có nhiều thói xấu, nhiều dục vọng, và hoàn cảnh làm cho tính cách của y phát triển trước mắt người xem. Dưới ngòi bút của Shakespeare, Sailôc là một người hà tiện, nhưng đồng thời lại khôn ngoan, muốn trả thù, yêu con gái, cơ trí v..v..". Nói khác đi Shakespeare miêu tả được cái điển hình ở trong cá nhân. Sailôc trong Chàng thương nhân thành Vơni và Hacpagông trong Người hà tiện là hai điển hình thành công để miêu tả hạng người hà tiện. Nhưng Hacpagông của Môlie chỉ là một anh hà tiện lố bịch, buồn cười, còn Sailôc của Shakespeare là cá nhân Sailôc, phức tạp và đa dạng.

Chính vì biết miêu tả cái điển hình ở trong cá nhân cho nên thế giới của Shakespeare là thế giới "của một vạn tâm hồn" (Côlơritgiơ), vô địch trong văn học. Bêlinxki nói: "Nhưng Shakespeare, Shakespeare vô địch, siêu việt kia đã bao quát cả địa ngục, trần gian và thiên đường: đây quả là vị chúa tể của tự nhiên. Ông đã bắt cái thiện lẫn cái ác đều phải nộp cống phú, và trong cái nhìn của ông, ông thấy máu của vũ trụ đập mạnh. Ông không có những tư tưởng được nuông chiều, không có những nhân vật được ưu đãi như Sile. Các bạn hãy xem ông chế nhạo tàn nhẫn như thế nào anh chàng Hămlet tội nghiệp kia với những ý định khổng lồ nhưng ý chí lại là ý chí của một đứa trẻ, cứ bước mỗi bước lại ngả dưới gánh nặng của một nhiệm vụ quá sức chịu đựng của mình!.... Các bạn hay hỏi Shakespeare, vị chúa tể của các vị pháp sư kia, tại sao ông lại biểu lộ ở Măcbet một con người biến thành một tên hung bạo chỉ vì yếu đuối chứ không phải vì quen làm việc ác, và ở vợ Măcbet, một kẻ bản chất hung bạo, tại sao ông lại biểu hiện Corđêlia thành cô gái dễ thương và giàu tình cảm, còn các bà chị của cô thành những con quỷ thèm thuồng tham lam và hung bạo. Ông ta đã trả lời rằng trên đời là như vậy và không thể khác được". Lời đánh giá này không phải quá đáng bởi vì so với các nhà văn khác, điều làm cho Shakespeare thành vô địch là vì ông điển hình hoá được mọi hạng người, từ những cô gái dễ thương, đến những người đàn bà khát máu, từ những chàng trai vui nhộn yêu đời đến những ông già ích kỷ, chật hẹp. Chúng ta bắt gặp ở đây không phải cái phạm trù con người chung chung, cái phạm trù đàn bà chung chung. Chúng ta bắt gặp nàng Juliet ngây thơ ngây ngất trước mối tình đầu đang thủ thỉ với người yêu dưới ánh trăng thanh, nàng Porxia tóc vàng, nàng Ôphêlia ngơ ngác khi thấy người yêu giết chết cha mình. Họ đưa đến cho ta một cảm giác đột ngột, giống như chàng Fecđinăng trong Cơn bão đắm tàu lạc vào một hoang đảo, và người đầu tiên chàng gặp lại là nàng Miranđa tuyệt đẹp, từ xưa đến nay chưa thấy một chàng trai.

Vì tìm thấy được cái điển hình ở cá nhân, nên kịch của Shakespeare hết sức sinh động và hiện thực. Điều này cắt nghĩa xu hướng sùng bái Shakespeare ở nhiều nước. Trong bức thư gửi Mác ngày 19-12-1873, Enghen viết: "Cái tên đốn mạt Rôđêrich Bênêđich đã xuất bản một cuốn sách dày cộp mang tên "Bệnh sùng bái Shakespeare" trong đó hắn chứng minh hết sức tỉ mỉ rằng Shakespeare không thể sánh với các đại thi hào của nước ta, cũng không thể sánh được ngay với những nhà thơ hiện đại. Hình như là phải lật Shakespeare khỏi cái đài kỷ niệm để đặt cái đít to tướng của Bênêđich vào đây. Nhưng chỉ một màn thứ nhất của Những bà vợ vui vẻ ở Uynxo cũng đủ thấy có nhiều sinh động và thực tế hơn là toàn bộ văn học Đức, chỉ riêng Laoxơ và con chó nhỏ Krap của anh ta cũng hay hơn toàn bộ các hài kịch Đức cộng lại". Chính nhờ bám sát thực tế, nên ông không đưa ra một lý thuyết khuôn sáo nào mà đã nêu lên được một đoạn của cây đời mãi mãi xanh tươi.

Một điểm nêu bật tính hiện thực của kịch là ông không khu biệt kịch ra hai loại tách biệt nhau là bi kịch và hài kịch, cũng không chia kịch theo những thể loại nhỏ gọi là kịch lịch sử, kịch phong tục, kịch tính cách, kịch hề v.v... Trước ông, các sự phân chia này là rất chặt chẽ. Không những ông thuộc loại kịch tác gia đầu tiên viết cả bi kịch lẫn hài kịch đều thành công như nhau mà còn sáng tạo ra loại kịch riêng sau này gọi là chính kịch (drama). Xuất phát từ quan niệm kịch là cuộc đời thu nhỏ lại, ông biến kịch thành tấm gương của cuộc đời. Đã gọi là cuộc đời thì cái cao thượng có mặt bên cạnh cái ty tiện, nước mắt tiếp nối nụ cười, cái vui hoà lẫn cái buồn, cá nhân không tách riêng khỏi quần chúng, những suy nghĩ kín đáo nhất của nội tâm đột nhiên bộc lộ thành hành động ồn ào. Khi kịch là tấm gương của cuộc đời thì làm sao có thể trói chặt kịch vào những khái niệm có sẵn? Kết quả các vở kịch của ông cũng đa dạng như cuộc đời. Trong Rômêô và Juliet, vừa xảy ra một cuộc ẩu đả chém giết giữa hai gia đình lại tiếp đến một cảnh nên thơ trong cuộc gặp gỡ của đôi bạn tình, một cảnh vui nhộn chưa kịp kết thúc đã diễn ra một cảnh lâm li xé ruột. Chàng Rômêô mơ màng bao nhiêu thì chàng Mơkiuxiô vui nhộn bấy nhiêu, ông già Capiulet ở cạnh tu sĩ Lôrân cao quý. Giuliet ngây thơ bên cạnh nhũ mẫu quá thiết thực. Đây là loại kịch gì? Gọi là bi kịch, hài kịch, kịch lịch sử, kịch phong tục đều không đúng. Shakespeare công hơi đâu nghĩ đến các khuôn khổ có sẵn để trói buộc kịch trường? Ông nghĩ đến cách mượn nghệ thuật để tái hiện cuộc đời. Có thế thôi. Thế giới kịch của Shakespeare tồn tại độc lập với truyền thống kịch trường. Đọc một vở kịch của Xôphôc, của Raxin ta có thể đoán gần đúng các vở còn lại sẽ xây dựng như thế nào miễn là biết cốt truyện, ngay cả ngôn ngữ, cấu trúc vở kịch. Còn ai có thể xem hồi trước của Hămlet rồi đoán được hồi sau ra sao? Cuộc đời là một cái gì không thể đoán trước được. Ta chỉ biết xem kịch Shakespeare để ngạc nhiên, rồi vì ngạc nhiên mãi mà thành thán phục. Không phải ngẫu nhiên mà một sử gia Anh nói: "Vật cao quý nhất những người nước Anh chúng ta đã tạo ra chính là anh chàng Shakespeare này".

Ta không ngạc nghiên khi Shakespeare được ca ngợi hết lời bởi cả thế giới. Victo Huygô ở Pháp viết một tác phẩm về Shakespeare và gọi ông là "con người đại dương". Hainơ ở Đức gọi kịch ông là "Kinh thánh của thế tục". Còn Gơtơ thừa nhận: "Tôi không nhớ có quyển sách nào hay biến cố nào đã gây cho tôi một ấn tượng mãnh liệt như những vở kịch của Shakespeare.... Đây không phải là tác phẩm thơ nữa. Đọc nó, người ta sợ hãi thấy trước mắt mình là quyển sách của vận mệnh con người và nghe cơn lốc của cuộc sống đang lật mạnh các trang". Sự thán phục của Gơtơ thực là vô bờ bến: “Trang đầu tiên của Shakespeare đã chinh phục tôi suốt cuộc đời... Tôi nhận thấy và cảm thấy một cách sinh động rằng cuộc sống của tôi nhân lên đến vô cùng: tất cả đối với tôi đều mới mẻ, kỳ ảo, và một luồng ánh sáng mới lạ làm cho mắt tôi nhức nhối. Kịch Shakespeare đó là nơi trưng bày những vật hiếm có, trong đó lịch sử thế giới dường như là diễn ra trước mắt chúng ta theo sợi dây thời gian mà ta không thấy được...Tự nhiên! tự nhiên!” Có cái gì có thể tự nhiên hơn là những con người của Shakespeare.

Sự xuất hiện phương pháp xây dựng nhân vật của Shakespeare là một hiện tượng quan trọng bậc nhất trong lịch sử của kịch. Mác và Enghen gọi đó là "cách Shakespeare hoá" và khuyên các nhà viết kịch nên đi theo con đường ấy. Trong bức thư gửi Latxan ngày 18-4-1859, về vở kịch Franxơ phôn Zichkinghen của Latxan, Mác viết: "Rõ ràng là lúc ấy anh nên Shakespeare hoá hơn nữa, còn bây giờ đối với tôi, thì tôi nhận định khuyết điểm lớn nhất của anh là Sile hoá tức là biến nhân vật chỉ là những phát ngôn nhân của tinh thần thời đại "Tiếc rằng không mấy nhà phê bình hiểu được tầm quan trọng của Shakespeare hoá mà chỉ yêu cầu minh hoạ quan điểm chính trị. Enghen cũng viết cho Latxan như vậy: "Tuy vậy, theo tôi hình như tính cách cá nhân không những được diễn tả bằng việc mà cá nhân làm, mà còn được diễn tả bằng cách cá nhân ấy làm việc đó nữa, mà về mặt này thì nội dung tư tưởng của vở kịch của anh có thể không bị thương tổn gì hết, tôi tin như thế, nếu như đặc tính của nhân vật được phân biệt và đối lập nhau một cách rõ rệt hơn nữa. Lối thể hiện của người xưa bây giờ không đủ nữa, và ở đây, tôi nghi có lẽ không khó khăn lắm, anh có thể chú trọng nhiều hơn nữa tới tác dụng của Shakespeare trong lịch sử ngành kịch".

Vì Shakespeare cá tính hoá triệt để nhân vật cho nên không thể dễ dàng tìm tư tưởng ông qua những lời nói của nhân vật. Phương pháp trích dẫn lời nói nhân vật xem đó là tư tưởng Shakespeare đã dẫn tới mọi nhận định trái ngược nhau có thể hình dung được.
Shakespeare cũng không phóng đại nhân vật theo lối "ngoa dụ" để biến nhân vật thành những nhân vật bệnh hoạn. Trong các vở kịch của ông, dù khung cảnh là ở Anh, ở Pháp hay ở Đan Mạch, hay chỉ là một giấc mơ, dù thời gian này là hiện tại hay quá khứ, bao giờ ông cũng chỉ cốt làm sao cho người xem nhận thức thế giới một cách chân thực. Còn các quy tắc thể hiện là hết sức rộng rãi. Ông không chấp nhận những nguyên lý đã được xác lập, điều quan trọng đối với ông là do tự nhiên quy định. Ông có thể viết một vở kịch theo luật tam duy nhất chặt chẽ (hành động duy nhất, địa điểm duy nhất và thời gian duy nhất gói trọn trong một ngày) như vở Cơn bão: nhưng cũng có thể viết một vở kịch hành động kéo dài hàng chục năm và địa điểm thay đổi không ngừng như các biên niên sử. Ông có thể viết một vở hài vui nhộn từ đầu đến cuối như Những bà vợ vui vẻ ở Uynxo, nhưng cũng có thể viết một vở trong đó hài xen lẫn với cái bi trong từng hồi một. Người thầy của ông là cuộc sống thực trong xã hội và quần chúng nhân dân. Trước Shakespeare, nước Anh đã có những kịch tác gia lớn, nhưng Shakespeare đã làm lu mờ tất cả bằng cái đa dạng của mình. Ông đã thể hiện nhân loại dưới mọi phương diện, từ tuổi trẻ say sưa bồng bột đến tuổi già chật hẹp, ích kỷ làm thành một bức tranh mênh mông. Huygô nói say sưa: "Shakespearelà gì? Người ta hầu như có thể trả lời rằng, đó là trái đất. Trong Shakespeare chim hót, các bụi rậm xanh mơn mởn, những con tim yêu đương, những tâm hồn đau khổ... Hômerơ đánh dấu sự chấm dứt nền văn minh của châu á và sự khởi thuỷ chủa châu âu, Shakespeare đánh dấu sự chấm dứt thời Trung cổ. Sự chấm dứt này Rabơle và Xecvantet cũng đã làm những gì chỉ châm biếng mà thôi nên họ chỉ đưa ra một mặt hạn chế: tinh thần của Shakespeare đưa ra một cái toàn vẹn. Trên Shakespeare không còn ai nữa... Chỉ riêng một mình ông ta, ông đã bằng cả thế kỷ XVII đẹp đẽ của nước Pháp chúng ta và gần cả thế kỷ XVIII. Phương pháp hiện thực của Shakespeare lại có những điểm nổi bật mà các nhà hiện thực khác thời Phục hưng như Xecvantet, Rabơle không có, Shakespeare là người đầu tiên nói đến số phận nhân dân, đưa nhân dân lên sân khấu với cả tinh thần tự hào, sức sống dào dạt của họ. Các nhân vật của Shakespeare đều có ý thức rõ rệt về nhiệm vụ của mình đối với tương lai. Đặc biệt Shakespeare diễn tả đúng đắn tinh thần của thời đại".

Nhưng sở dĩ ông có được những cống hiến to lớn như vậy chính là vì ông là một nghệ sĩ nhân dân trong ý nghĩa sâu sắc nhất của danh từ này. Puskin đã nói điều đó như sau: "Trong bi kịch Shakespeare nói lên cái gì? Mục đích của nhà bi kịch là cái gì? Đó là con người và nhân dân... chính chỗ đó làm cho Shakespeare vĩ đại." Các vở kịch của ông viết ra là nhằm phục vụ quảng đại quần chúng. Chính vì vậy ông đã sử dụng một nghệ thuật rất sát nhân dân, và ông đã trở thành nhà văn được quần chúng tin yêu. Điều này thấy rõ trong ngôn ngữ của tác giả.

Ngôn ngữ của Shakespeare là ngôn ngữ để diễn. Nó có mục đích vẽ lên trước mắt khán giả một hình ảnh quen thuộc nhờ đó họ đi sâu vào nội dung tư tưởng. Như nhà thơ Grây nói "mỗi lời của ông là một bức tranh". Trong hoàn cảnh diễn kịch lúc bấy giờ, sân khấu chỉ vẻn vẹn có cái sàn gỗ, bị khán giả bao quanh ba mặt. Cuối sân khấu có một cái gác theo kiểu bao lơn, đó là nơi Juliet sẽ chờ Rômêô. ánh sáng là ánh sáng ban ngày và kịch thường bắt đầu vào khoảng ba giờ chiều. Muốn hình dung một nơi nào thì người ta treo một tấm bảng đề tên nơi ấy. Sân khấu không có màn, không có cảnh gì cả, chỉ có một cái bàn và một cái ghế. Vì không có màn, không có cảnh gì cho nên trong nguyên bản không chia ra những cảnh khác nhau, cũng không nói gì đến bài trí sân khấu, những điều này đều do những người sau thêm vào để theo dõi cho tiện. Các vai nữ đều do đàn ông đóng vì đàn bà không được phép diễn kịch.

Trong hoàn cảnh ấy, nhà viết kịch đã lấy ngôn ngữ vẽ lại tất cả và thể hiện sự phối hợp đầy đủ nhất giữa người với cảnh. Nói đến Juliet, người ta nghĩ ngay đến đêm dạ hội tưng bừng, cái bao lơn nhuốm ánh trăng, nói đến Hămlet, người ta nghĩ đến sân thượng của lầu Enxơnơ hiện ra trong đêm trường tĩnh mịch. Chỉ cần vài câu thơ là đêm bão táp hiện ra, ánh chớp loé sáng trên cái đầu bạc phơ của Lia, chỉ cần vài chữ là người ta thấy bàn tay đẫm máu của vợ Măcbet. Ngôn ngữ ông cụ thể đến nỗi đã làm cơ sở cho rất nhiều tác phẩm hội hoạ đặc sắc. Nó đã thay thế mọi trang trí, mỗi chữ gắn liền với một hành động đồng thời nâng đỡ rất nhiều cho các diễn viên.

Ông đã đưa vào văn học Anh một vốn từ đồ sộ trên hai vạn từ theo nhà nghiên cứu Xmit, trong đó một phần đáng kể là đưa thẳng từ ngôn ngữ quần chúng bên cạnh những từ ngữ, điển tích bác học và phần lớn đến nay vẫn được dùng: "các tập quán, các cách chào hỏi, những đặc điểm về y phục, tên gọi các đồ vật, giáp trụ, luật lệ, đời sống nhà trường, những hiện tượng đặc biệt trong tự nhiên, thiên văn học, chiêm tinh học, những tín ngưỡng dân gian về ma quỷ, tất cả đều được phản ánh qua ngôn ngữ của Shakespeare" (Đaođân). Những từ ông dùng là những từ nhân dân hiểu được, hầu như ông không dùng những từ chuyên môn chỉ có một số ít người hiểu, hay những từ địa phương, mặc dầu lúc bấy giờ ảnh hưởng tiếng địa phương rất mạnh.

Ông đã sử dụng rộng rãi các câu đố, tục ngữ, bài hát, dân ca, tóm lại toàn bộ văn học truyền khẩu của dân gian. "Các tác phẩm của Shakespeare hết sức phong phú những đoạn văn của văn học dân gian....Chỉ riêng trong hài kịch, người ta có thể rút ra một tuyển tập phong phú về tục ngữ" (Oantơ Rali). Shakespeare rất xa lạ với việc vận dụng ngôn ngữ cầu kỳ, trong các tác phẩm của ông, người ta nhận thấy Shakespeare vay mượn nhiều ở văn học cổ đại, ở các nhà nhân đạo chủ nghĩa thời Phục hưng như Rabơle, Môngtenho, nhưng bao giờ ông cũng trình bày những câu văn vần hay những điển tích dưới hình thức dễ hiểu nhất đối với quần chúng.

Chính phương pháp vận dụng ngôn ngữ này đã khiến nhiều nhà phê bình văn học vì thích ngôn ngữ "thanh lịch", "tao nhã", "thuần tuý", cho rằng ngôn ngữ Shakespeare ít trau chuốt, có những lời thô tục. Nhưng nói như vậy là tách ngôn ngữ khỏi nội dung của tác phẩm. Trái lại, ngôn ngữ của Shakespeare là ngôn ngữ thành công nhất của kịch vì nó phối hợp chặt chẽ với cách diễn xuất, ở đấy tính trữ tình nhẹ nhàng kết hợp với tính sử thi trang trọng, cái sâu sắc của triết học được diễn tả bằng cái bình dị của lời nói hằng ngày. Khi nói đến một vở kịch lý tưởng. Enghen bảo đó là một vở kịch "kết hợp tài tình tính sâu sắc về tư tưởng, nội dung lịch sử có ý thức... với cách kết cấu theo kiểu Shakespeare" và chúng ta có thể xem đây là yêu cầu cao nhất về nội dung cũng như về hình thức của một vở kịch.

VII. ảnh hưởng của Shakespeare và việc dịch

Các vở kịch của Shakespeare đã thuộc gia tài nghệ thuật và văn hoá của toàn thế giới. Chỉ tính riêng từ 1877 đến 1935 theo thống kê chưa đầy đủ đã có trên 2000 công trình viết về Hămlét. Từ năm 1918 đến năm 1955 ở Liên Xô cũ đã xuất bản 2.611.000 quyển bằng 27 thứ tiếng. Ông là nhà văn màtác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất thế giới. Chỉ riêng điều này cũng đủ khẳng định tính toàn nhân loại và tính thời sự của sự nghiệp văn học độc nhất vô nhị của nhà nghệ sĩ này.
Nói đến những người thích Shakespeare, trước tiên phải nói đến Mác. Theo Mêrinh, "hình ảnh mãnh liệt của Shakespeare là một đối tượng được gia đình Mác tôn thờ". Elêono, con gái Mác nói: "Lúc lên sáu tôi đã thuộc làu từng cảnh của Shakespeare từ đầu chí cuối".

Tính toàn nhân loại của một thiên tài còn phụ thuộc vào thị hiếu nghệ thuật của từng nước. Nếu như ở Đức uy tín tuyệt đối của Shakespeare là điều không ai có thể phủ nhận thì ở Pháp, vì còn chịu nhiều ảnh hưởng của lối kịch cổ điển, theo luật tam duy nhất, phải đến thế kỷ XIX ông mới thành vị thầy của nền văn học Pháp.

Bản dịch kịch Shakespeare của Tichcơ và Slêghen ở Đức được ca ngợi đến mức người Đức gọi Shakespeare đã đầu thai ở Đức. Anfret Kurenla nói: "Không thể nào hình dung sự phát triển của kịch Đức nếu chúng ta bỏ qua bản dịch Shakespeare ra tiếng Đức của Tichcơ và Slêghen (Lý luận và thực tiễn của việc dịch). Letxinh, Gơtơ, Herđe, Slêghen, Tichcơ và vô số người khác đã dốc sức phổ biến các vở kịch của ông. Họ đã biểu lộ lòng biết ơn sâu sắc vị thầy vĩ đại. Gơtơ nói: "Thế giới đối với chúng ta hoàn toàn trong suốt, đột nhiên chúng ta thấy bộc lộ đạo đức và tật xấu, cái vĩ đại và cái nhỏ bé, cái cao quý và cái thấp hèn - và tất cả những điều này bằng những phương tiện đơn giản nhất. Mọi cái gì bay trong không khí khi diễn ra những biến cố lớn của thế giới, mọi cái gì hiện ra trong trái tim con người trong những phút kinh khủng, mọi cái gì chúng ta sợ hãi, lo giấu kín trong lòng, ở đây đều lộ ra một cách tự do và tất yếu: chúng ta nhận thức được cái chân lý của cuộc sống và bản thân chúng ta không hiểu bằng cách nào chúng ta lại nhận thức được".

Để trả lời những thắc mắc về luật tam duy nhất hay được các nhà tâm lý luật về kịch xem như chân lý. Hainơ trả lời: "Cái vũ đài trong kịch của ông, đó là trái đất, tính duy nhất về vị trí ở đây. Vĩnh viễn, tính duy nhất về thời gian là ở đấy... Nhân loại, đó là nhân vật của ông, nhân vật này luôn luôn chết đi, sống lại, yêu thương, căm thù... hôm nay đội cái mũ tai lừa, nhưng ngày mai lại mang một vòng lá nguyệt quế và thường còn mang cả hai cùng một lúc".

Để đánh giá đúng Shakespeare, nước Pháp phải thay đổi cái nhìn của mình về kịch, phải đánh giá lại kịch cổ điển của mình, cho nên phải đến thế kỷ XIX, Huygô, Flôbe, Xtenđan... mới xoá bỏ được thành kiến đối với kịch Shakespeare và uy tín của Shakespeare mới được thừa nhận rộng rãi.
Trái lại ở Nga từ đầu và ở Liên Xô cũ ta bắt gặp sự đánh giá toàn diện về Shakespeare. Theo Puskin, "Shakespeare đứng trên cái đỉnh không ai đạt được" làm thành "đối tượng vĩnh viễn để ta nghiên cứu và ngây ngất". Ông thừa nhận mình học tập Shakespeare: "Sự giống thực của tình huống và sự đúng đắn của đối thoại, đó là những luật lệ chân chính của bi kịch... Anh hãy đọc Shakespeare (đây là điệp khúc của tôi). Ông ta không bao giờ sợ làm cho nhân vật đang hành động của ông ta bị tai tiếng, ông để y nói với tất cả sự thoải mái của y". Và Puskin đi đến một kết luận có tính nguyên tắc khi kịch viết vở B. Gôdunôv. "Tin chắc rằng những hành vi cũ kỹ của của ta đòi hỏi phải thay đổi lại, tôi đã viết vở kịch theo nguyên tác của người cha của chúng ta là Shakespeare". Điều mà Mác và Enghen khuyên Latxan nhưng Latxan không theo lại chính là nguyên lý góp phần tạo nên thiên tài Puskin.

Gorki gọi Shakespeare là "kịch tác gia vĩ đại nhất thế giới" và thấy ý nghĩa quan trọng của việc tiếp thu gia tài của Shakespeare để xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa: "Vị thầy của chúng ta, nhà hoạt động, người xây dựng thế giới mới phải là nhân vật chính của kịch hiện đại. Và để miêu tả nhân vật này với sức mạnh cần thiết thì phải học cách viết kịch của những bậc thầy trước kia không ai vượt nổi mà trước hết là Shakespeare".

Bên cạnh khoá Shakespeare học với những uy tín như Lunatsacxki. Anixt, Xmirnov, Môrôzôv, Bungacôv, một truyền thống diễn kịch Shakespeare đã hình thành: năm 1934, bên cạnh Hội kịch toàn Nga, thành lập "Phòng Shakespeare", 1938 đổi tên là "Phòng Shakespeare kịch Tây Âu".
Việc dịch Shakespeare xưa nay được xem là một việc rất khó. Theo thống kê sơ bộ ở Pháp các bản như Hămlet, Rômêô và Juliet... có ít nhất 50 bản dịch khác nhau nhưng dù cho có những bản dịch rất có giá trị, vẫn không thể có bản dịch nào làm người đọc hoàn toàn thoả mãn.

Lý do là vì ngôn ngữ Shakespeare rất đậm hương vị dân gian, mà xưa nay cái hương vị này vẫn là cái khó dịch nhất. Điều này cũng giống như điều ta bắt gặp ở Hồ Xuân Hương là tác giả khó dịch nhất của Việt Nam. Đọc trong nguyên tác thì cái hay cũng không khó hiểu nhưng diễn sang một ngôn ngữ khác nhiều khi gần như bó tay. Những câu tục ngữ, dân ca, những câu đố, những cách nói hai ba nghĩa đều có tác dụng to lớn trong kịch, nhưng khi dịch ra khó lòng dịch sát mà thành công, còn dùng một cách diễn đạt của ngôn ngữ nước mình để thay thế thì rất dễ mất tính đa nghĩa, cái mánh qué, tươi mát trong nguyên tác. Nhìn chung, các bản dịch thường dễ hiểu hơn, thậm chí dễ đọc hơn, nhưng nhạt hơn. Do đó, có nhiều cách dịch khác nhau để đáp ứng những yêu cầu khác nhau. Có cách dịch để diễn, cách dịch để đọc, cách dịch chỉ để nghiên cứu v.v....

Tuy vậy, cần phải nói các vở kịch của ông không thuộc loại không thể dịch được. Nói như vậy là không hiểu tính toàn nhân loại của một tác phẩm vĩ đại. Như Gơtơ khẳng định cực kỳ sâu sắc, một tác phẩm lớn phải có một đặc điểm tiên quyết là dịch ra ngôn ngữ nào cũng hay. Cái hay này là ở tính toàn nhân loại của tác phẩm, tác phẩm thuộc vào cái văn học chung của loài người, ai đọc nó cũng có thể cảm thấy mới và thật hay, mặc dầu bản dịch nào cũng chỉ cấp cho ta "một mảnh của một mảnh" của cái thiên tài đa dạng nhất này của nhân loại.

Trong bản dịch tiếng Việt này một số tác phẩm nổi tiếng của Shakespeare ra tiếng Việt mà các dịch giả đã hết sức cố gắng để cung cấp cho bạn đọc một toàn cảnh của thiên tài Shakespeare. Dĩ nhiên, những người dịch không có tham vọng làm Shakespeare sống lại nhưng có hy vọng giúp bạn đọc thấy được mặt vĩ đại vô song của thiên tài văn học lớn nhất của loài người. Dù cho cũng như mọi bản dịch, nó chỉ cung cấp được "một mảnh của một mảnh", nhưng riêng cái phần cung cấp ấy cũng giúp ta hiểu được "con người đại cương", qua đó ta nhận thức được con người và xã hội phức tạp như thế nào để có một cái nhìn tỉnh táo trong giai đoạn hiện nay trong công cuộc đổi mới xã hội để phục vụ người lao động theo mơ ước của chính nhà viết kịch thiên tài.

Vài tài liệu tham khảo chính

A.A. Xmirnov, Sáng tác của Shakespeare, Lêningrat,1934
A.A, Xmirnov Bài tựa Kịch Shakespeare toàn tập, bản dịch tiếng Nga, Nghệ thuật, Moxkva, 1957.
Tuyển tập nghiên cứu Shakespeare, gồm các bài của Xmirnov, Anixt, Xtainơ.... Moxkva,1925
A.V. Lunatsarxki, Nghiên cứu phê bình văn học Tây Âu, Moxkva, 1935
Mục Shakespeare trong Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô. Do Anixt và Bergman
W. Hazlitt, Những tính cách trong các vở kịch của Shakespeare, Luân Đôn Niu-Oóc, 1930
L.Gillet, Shakespeare, Grasset, Paris, 1931
Longworth - Chambrun, Shakespeare tìm lại được đời sống và sự nghiệp của ông, Paris - Larousse, Plon, 1947
Uyliam Shakespeare, Toàn tập, Xtanli Uenxơ và Carây Tâylo xuất bản, Clarenđonm Press - Oxford, 1986.

Nhà xuất bản sân khấu - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây