Chủ Nhật, tháng 11 26, 2006

Thứ Bảy, tháng 11 25, 2006

More Money: Money can make people do strange things

Many people believe that money makes the world go around. Others believe that money buys happiness. I do not agree with either idea. But I do admit that money can make people do strange things. Let me tell you about a person I once knew who liked to play card games for money. He liked to gamble.

My friend Bob had a problem because he liked to gamble at all costs. He would play at any time and at any price. To take part in a card game such as poker, my friend would have to ante up. He would have to pay a small amount of money at the beginning of the game.

Bob always played with cold, hard cash --only coins and dollar bills. Sometimes my friend would clean up. He would win a lot of money on one card game. He liked to tell me that one day he would break the bank. What a feeling it must be to win all of the money at a gambling table!

Other times my friend would simply break even. He neither won nor lost money. But sometimes Bob would lose his shirt. He would lose all the money he had. He took a beating at the gambling table.

When this happened, my friend would have to go in the hole. He would go into debt and owe people money.

Recently, Bob turned to crime after losing all his money. In his job, he kept the books for a small business. He supervised the records of money earned and spent by the company. Although my friend was usually honest, he decided to cook the books. He illegally changed the financial records of the company. This permitted him to make a fast buck. My friend made some quick, easy money dishonestly.

I never thought Bob would have sticky fingers. He did not seem like a thief who would steal money. But, some people will do anything for love of money.

Bob used the money he stole from his company to gamble again. This time, he cashed in. He made a lot of money. Quickly he was back on his feet. He had returned to good financial health. His company, however, ended up in the red. It lost more money than it earned. The company was no longer profitable.

It did not take long before my friend’s dishonesty was discovered. The company investigated and charged him with stealing. Bob tried to pass the buck. He tried to blame someone else for the deficit. His lie did not work, however. He ended up in jail. Today, I would bet my bottom dollar that my friend will never gamble again. I would bet all I have that he learned his lesson about gambling.

Tác giả: Jill Moss
Nguồn ảnh: chưa biết
Nguồn bài: trang web voanews

Money, Money, Money: Dinner Is on the House

Most people enjoy working for several reasons. Their job might be fun, or they like their employer and the other people at work. Most people I know, however, work for the money. I do not know anyone who is loaded, or extremely rich. Most of my friends work to earn enough money to live. They have to make ends meet. They have to earn enough money to pay for the things they need. Some even live from hand to mouth. They only have enough money for the most important things.

They struggle to earn enough money to bring home the bacon. It can be difficult to earn enough money for a family to survive. Sometimes, poor people even get caught short. They do not have enough money to pay for what they need.

Or they have to spend or lay out more money than they want for something. When this happens, poor people have to tighten their belts and live on less money than usual. I hate when I have to live on less money. It takes me longer to get back on my feet, or return to good financial health.

However, other people are on the gravy train. They get paid more money than their job is worth. These people make a bundle. They really rake in the cash. In fact, they make so much money that they can live high off the hog. They own the best of everything and live in great ease. Sometimes they pay an arm and a leg for something.

Because money is no object to wealthy people, they will pay high prices for whatever they want. Sometimes, they even pay through the nose. They pay too much for things.

I am not rich. I did not make a killing in the stock market when my stocks increased in value. Yet, I am not poor either. When I go out with friends, I do not want to shell out or pay a lot of money. Often, my friends and I will chip in or pay jointly for a fun night out. When we go to restaurants the meal is Dutch treat. Each person pays his or her own share.

Once, the owner of a restaurant gave us a dinner on the house. We did not have to pay for our meals. However, I admit that we had to grease someone’s palm. We had to pay money to the employee who led us to our table. The money was for a special request. Yes, it was a buy off. The employee put us at the top of the list for a table instead of making us wait like everyone else. We had a great time that night and the meal did not set me back at all. I did not have to pay anything.

Because of that experience, I will always remember that nice things still happen in a world that is driven by money. But, that is just my two cents worth. It is just my opinion.

Nguồn bài: trang web voanews
Nguồn ảnh: trang web dantri
Tác giả: Jill Moss

Beautiful house

Nguồn ảnh: chưa biết

Thứ Sáu, tháng 11 24, 2006

APEC Meeting Pushes for Continued Trade Negotiations

APEC đã qua nhưng Ánh Sao vẫn sưu tập bài viết này để các bạn có thể có thêm một bài tham khảo, chúc vui vẻ

The meeting of Asia-Pacific Economic Cooperation leaders ended without announcement of major policy changes among APEC members. However, the leaders did say they were ready to make changes in their negotiating positions to help restart world trade talks. They also said North Korea is a major concern, but stopped short of strong condemnation.

This was the fourteenth official meeting of government leaders from economies in East Asia and nations around the Pacific Ocean. The two-day meeting was held in Vietnam, a nation recently admitted to the W.T.O. The meeting ended on November nineteenth.

In a final statement, the leaders expressed a strong desire to continue the Doha series of W.T.O. talks on trade reform. The leaders said they would propose deeper cuts in government aid to farmers. Poor nations say such aid drives down the price of agricultural goods.

The leaders stated they would cut import taxes on industrial goods. They offered to open their markets to more trade in agriculture and services, like banking. APEC urged other countries to join it in offering more trade reforms. APEC agreements do not have the force of law.

President Bush pressed the other leaders on the issue of North Korea's nuclear program. Six-nation talks on the program have not moved forward since last year. The North Korean nuclear test last month has not helped the situation.

Mister Bush urged APEC members to obey United Nations Security Council Resolution Seventeen-Eighteen. That resolution calls for action against North Korea, and urges it to return to the nuclear disarmament talks. All the nations involved in those talks are APEC members, except for North Korea.

The president also proposed a Free Trade Area of the Asia-Pacific as a long-term goal for the group. Mister Bush won a trade agreement with Central American and Caribbean nations last year.

The APEC leaders' meeting was one of several meetings held in Hanoi. Earlier, Secretary of State Condoleezza Rice led the American team to the eighteenth APEC Joint Ministerial Meeting. Ministers agreed to push forward with trade reforms known as the Bogor Goals to be completed in five to ten years. They also agreed to cooperate in areas such as security and health.

Nguồn bài và ảnh: trang web voanews
Tác giả: Mario Ritter.

Thứ Ba, tháng 11 21, 2006

Chùm ảnh kỷ niệm ngày 20 - 11 với thầy Tân

Có được những bức hình này tôi phải cảm ơn đứa em gái Minh Phương luôn ủng hộ tôi trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc của mình, hình trên là chụp tại nhà Minh Phương.
Hôm đó thật vui vì đã lâu lắm rồi tôi mới có được cái cảm giác hạnh phúc đến như vậy, pháo bắn đì đùng, hoa rơi ngập lối, ông tượng to béo bụng phệ mặt bầu bĩnh mang bóng hình thầy tôi, lại còn chiếc bánh gato thật đặc biệt nữa chứ, chúng tôi đã có một buổi giao lưu thầy trò thật tuyệt, thật tuyệt








Còn nữa, mời đón xem
Tác giả : Ánh Sao

Thứ Hai, tháng 11 20, 2006

Comparing the TOEFL and the TOEIC

This week in our Foreign Student Series, we continue our discussion of college entrance exams. So far we have talked about three tests that are widely accepted by American schools. These are the SAT, the ACT and the TOEFL. The TOEFL is the Test of English as a Foreign Language.

Students preparing for the TOEFLNow we have a question from a student in France about another test. Cire Kaba plans to enter an American college or university. The question is: when applying to a school in the United States, can the TOEIC replace the TOEFL? The TOEIC is the Test of English for International Communication.

The short answer to the question is no.

Admissions offices at American colleges and universities generally do not recognize TOEIC results. The same is true of scholarship and exchange programs as well. But some schools and English programs in the United States do use the test. So we thought this would be a good chance to explain the TOEIC.

ETS, the Educational Testing Service in Princeton, New Jersey, develops and administers both the TOEFL and the TOEIC. It says the TOEIC measures the everyday English skills of people working in an international environment.

Non-native English speakers take the test to demonstrate their English language skills when applying for jobs. Organizations also use the TOEIC to measure progress in English training programs. And they use it to consider people for placement at the right level in language programs.

Several thousand companies, English programs and government agencies use the TOEIC. The test is offered in about sixty countries.

The TOEFL is based on English used in the classroom. The TOEIC is based on English used in the workplace. But the Educational Testing Service says the test does not require knowledge of special business words. It says the questions come from real situations like attending a company meeting.

The TOEIC measures listening and reading skills -- and, beginning in December, ETS will offer speaking and writing tests. For a link to the Educational Testing Service Web site, where you can get more information about the TOEIC and the TOEFL, go to voaspecialenglish.com.

Tác giả: Nancy Steinbach
Nguồn ảnh: chưa biết
Nguồn bài: trang web voanews

Thứ Bảy, tháng 11 18, 2006

Sinh nhật mối tình đầu 18 - 11

Hôm nay một ngày đặc biệt, ngày sinh người trong mộng của tôi thời còn là sinh viên Đại học. Mối tình đầu đã để lại cho Ánh Sao nhiều, thật nhiều những kỷ niệm, những bài học quý giá đầu đời mà có lẽ nếu không có người ấy thì Ánh Sao có thể sẽ chẳng bao giờ lớn lên được, chỉ mãi nhỏ bé với những suy nghĩ ngây thơ bồng bột nhưng thật, thật 101% à hơn thế nữa cơ.


Nói vậy không phải bây giờ Ánh Sao không thật thà với mọi người mà ngược lại tự Ánh Sao nghĩ mình còn tuyệt hơn trước rất nhiều, biết suy nghĩ, biết quan tâm, và nhiều thứ khác nữa.


Gọi là mối tình đầu cho oai thôi, thực ra nó chỉ là mối tình đơn phương của Ánh Sao thầm lặng bên người ấy mà thôi, người ấy chưa bao giờ có tình cảm với Ánh Sao cả, chính vì vậy mối tình đầu của Ánh Sao đã để lại rất nhiều kỷ niệm và cả những bài học không thể quên.


Hồm trước, gặp đứa bạn cùng học Đại học nó lại chêu Ánh Sao rằng già thế này mà chưa biết cầm tay bạn gái là gì à, đồ ngốc, nghe xong thấy tủi ghê, nhưng không sao thầy giáo của Ánh Sao thầy Thái Bá Tân vẫn thường xuyên nói "Cái gì phải đến cuối cùng cũng sẽ đến", Ánh Sao nghĩ sớm muộn không thành vấn đề, cái chính là vấn đề ấy có làm cho mình thực sự hạnh phúc hay không mà thôi.


Loằng ngoằng lạc chủ đề chính mất rồi, hôm nay là sinh nhật của Phương Thảo bạn học cùng Đại học, chẳng biết nói gì cả, thôi chúc Thảo luôn vui vẻ, nụ cười luôn tươi trẻ như ngày nào còn ngồi trên ghế ĐHKTQD.


Tác giả: Ánh Sao

Nguồn ảnh: trang web netmode

Thứ Sáu, tháng 11 17, 2006

Tin vui! tin vui! tin vui! hoa đang nở kìa

Thưa các bạn độc giả, tôi Ánh Sao, xin thay mặt các bạn thành viên của web blog này cảm ơn sự nhiệt tình quan tâm đóng góp của các bạn với chúng tôi.

Các bạn ạ, web blog này được Ánh Sao chính thức thành lập từ ngày 1/10/2006, nó là địa chỉ để tôi và các bạn có cơ hội chia sẻ những gì chúng mình yêu quý, những thứ chúng ta cảm thấy hay muốn đóng góp chia sẻ cùng nhau, cùng vui vẻ, cùng tiến bộ.

Các bạn có thể tự mình đưa ra những quan điểm riêng để chia sẻ với bạn đọc ở cuối mỗi bài viết bằng cách gửi " lời bình" theo cách bạn hiểu hoặc hơn nữa bạn có thể được mời làm thành viên của web blog này và như vậy bạn có thể viết bài đăng lên bất cứ lúc nào, bất cứ đề tài nào bạn và chúng tôi thấy bổ ích.
Nguồn ảnh: trang web tuoitrecuoi
Tác giả: Ánh Sao

Làm thế nào để đưa bạn gái lên giường??? Dễ ợt

Bài viết này chỉ nên đọc nếu bạn là nam nhi thực thụ còn nếu lỡ có nữ nhi nào tò mò ngó qua cũng không sao hai giới chúng ta càng hiểu nhau hơn.

He he he, sau hàng nghìn năm đấu tranh đòi sự công bằng thi nam nữ thời nay bình đẳng về mọi phương diện rồi các bạn ạ, nhưng xét về phương diện nào đó con gái vẫn phải có được nữ tính của mình vì thế mà trong câu chuyện yêu đương họ luôn dữ ý tứ mặc dù là trong lòng mỗi người ai trả muốn làm chuyện đó cái chuyện mây mưa trăng gió abc này nọ ý, vì nó là bản năng gốc, bản năng sinh tồn và duy trì nòi giống, nói vậy tôi đã trắc một điều rằng các bạn nam phải biết trong chuyện lòng thòng giữa hai người thì mình nên có phần nào đó có một chút chủ động trong chuyện này. À lưu ý với các bạn rằng nếu bạn không muốn ngồi bóc lịch trong nhà đá để xám hối tội lỗi của mình từ 7 - 21 năm thì bạn gái mà bạn định ... định ấy ý phải là người vợ tương lai của bạn để đảm bảo an toàn.
Nhưng nói vậy không có nghĩa cứ chủ động là thành công cứ muốn là được vì đây là một chuyện hết sức tế nhị và nhạy cảm, muốn chuyện đó thì đôi bên phải cùng đồng lòng đồng ý thì mới tận hưởng hết sự tuyệt diệu của nhưng phút giây thăng hoa từ một tình yêu chân chính. Để đề nghị chuyện này thành công thì nó là cả một quá trình tìm hiểu, quan tâm và săn sóc chu đáo ân cần, và nó đã và đang dần đúc kết thành một nghệ thuật thực thụ môn nghệ thuật tỏ tình. Trong bài viết này tôi mạn phép xin đưa ra chút hiểu biết của mình về nó, sau đây là các bước để bạn tìm đến với thành công, tìm đến với sự háo hức của mình:
Đâu tiên ta phải làm gì đây nhỉ các bạn? chúng ta không thể đưa bạn gái của mình đi chơi và trong giây phút bối rối không biết nói gì thì buông lời xàm sỡ rằng "em ơi chúng mình ... nhà nghỉ đi", hỗn nào, làm như vậy tôi giám đảm bảo với các bạn rằng bạn gái của bạn nếu không từ mặt bạn thì cũng khiến bạn phải khốn đốn một thời gian. Vậy làm sao đây? thế này các bạn ạ cái gì cũng có quá trình của nó các bạn cứ theo trình tự này chắc chắn sẽ có được kết quả như mong đợi.
Vào một buổi bình minh tiết trời thật đẹp nắng và gió tran hòa như hiểu thấu lòng những cặp tình nhân vào ngày máu chảy vào tim, ngày thứ bảy, sau khi ngủ giậy với giấc mơ tuyệt vời đêm qua mà đấng tiên nhân nào đã ban tặng cho bạn, bạn không thể kìm nén lòng mình thêm được nưa liền gọi điện hẹn nàng đi chơi nhưng nhớ hẹn đi chơi vào buổi xế chiều lúc những ánh nắng hoàng hôn còn xót lai le lói qua nhưng rặng cây rọi xuống đường phố nơi tấp nập người qua lại, bạn và nàng đang cưỡi trên một con xe chaly cúc cu, quang cảnh thật đẹp thật nên thơ khiến con người ta phải rung động tâm hồn, đưa nàng đến một quán ăn nhanh có những món khoái khẩu của nàng và rồi sau đó hai người tay trong tay vai kề vai trong rạp chiếu phim.
Phim đã hết, chiếc đồng hồ trên nóc tòa nhà bưu điện thành phố đã điểm chín giờ, hai người quẳng chiếc chaly cúc cu lại xó nào đó rồi khoác vai nhau vừa bách bộ vừa tán gẫu về đôi tình nhân trong bộ phim dọc những con phố với ánh đèn màu lung linh và mùi hoa sữa nồng nàn thoang thoảng men theo những làn gió mát nhè nhẹ mơn man làn tóc, rồi quấn quanh quấn quanh như muốn hai người xích lại gần nhau hơn.
Hi hi hi, làm gì nữa đây khi đôi chân hai người đã dần thấm mệt? còn làm gì nữa quay lai chỗ gửi xe rồi lên xe đưa nàng về đây chính là thời điểm cho cơ hội thành công của bạn đó, trên đường về nhà nàng bạn nhớ rừng xe bên quán hoa để mua một bó hoa thật hoành tráng để tặng nàng với mục đích đánh dấu cuộc hẹn hò thật tuyệt giữa hai người.
Đứng trước cổng nhà nàng hai người lưu luyến nhau không ai muốn quay đi trước bỗng bạn khẽ nói:
Hôm nay đi chơi vui quá phải không em? Ừ hôm nay thật tuyệt em sẽ mãi ghi nhớ những giờ phút êm đềm đó.
Bạn nói tiếp hay chúng mình đi chơi thâu đêm đi? nàng ngập ngừng ... rồi đáp: thôi hôm nay em nghĩ đi chơi như vậy cũng đã rất vui rồi, em cũng khá mệt rồi bây giờ chỉ muốn lên giường ngủ một giấc thật say cho đến chưa mai thôi.
Này bạn, bạn đang đứng đực ra làm gì thế, về thôi, nàng đang từ chối khéo đấy, chỉ được cái hư thân định dụ dỗ con gái nhà lành à đồ ngốc.
Lưu ý bạn trai nào khi mới nhìn thấy dòng title của bài này mà trong lòng bỗng sinh tà niệm thì phải xem xét lại bản thân mình đi, đừng có mà tưởng bở, ha ha ha.
Tác giả: Cường OZ
Biên tập: Ánh Sao.
Nguồn ảnh: Chưa biết
Nguồn bài: blog của cường oz

Thủ thuật máy tính đơn giản

Các bạn ạ, tôi là một sinh viên kinh tế chính hiệu đây, nhưng tôi nghĩ rằng máy tính là một công cụ rất quan trọng đối với mỗi chúng ta trong công việc. Chúng ta, ai ai cũng ít nhiều biết về máy tính đúng không, nhưng không phải người nào khi sử dụng máy tính cũng đều biết cách tối ưu hóa tiện ích mà nó đem lại, hôm nay tôi sẽ "khoe" một chút, một chút thôi những gì tôi biết với các bạn để chúng ta cùng tham khảo:

Các bạn có hay sử dụng bàn phím trong khi dùng máy không?, tôi thì có đấy các bạn ạ!

Bạn có thể dùng phím tắt của chương trình để mở windows explore bằng cách bấm tổ hợp phím: windows + e ( lưu ý với bạn rằng phím window chính là phím hình lá cờ ở trên bàn phím đấy, nếu bàn phím của bạn không có phím này thì bạn bấm tổ hợp phím ctrl + esc thay thế nó)

Bạn có thể mở hộp thoại Run bằng cách ấn tổ hợp phím: windows + r

Bạn có thể mở hộp thoại chat hay còn gọi yahoo messenger bằng cách ấn tổ hợp phím: windows + y

Bạn cũng có thể tự tạo ra các phím tắt cho các chương trình không thông dụng chưa có phím tắt bằng cách làm theo những bước sau:

Bạn tạo shortcut của chương trình đang muốn tạo phím tắt ngoài desktop,

Sau đó bạn chọn shortcut vừa tạo ấn chuột phải và vào properties rồi shortcut hoặc bạn phải ấn tổ hợp phím: alt + enter, sẽ có một hộp thoại hiện ra, bạn ấn tab cho đến khi xuống khung shortcut key ấn một phím bất kỳ bạn thích để tạo phím tắt cho nó tiếp theo bạn ấn nút apply hoặc ấn tab cho đến nut apply rồi enter. Tổ hợp phím tắt để mở chương trình bạn vừa tạo sẽ là ctrl + alt + phím bạn vừa chọn.
Nếu bạn muốn di chuyển qua lại các cửa sổ làm việc trên thanh taskbar thì sử dụng tổ hợp phím alt + tab, khi đó sẽ hiện lên một danh sách các cửa sổ đang làm việc cho bạn chọn, giữ nguyên phím alt, bạn ấn phím tab cho đến chương trình cần làm việc, để di chuyển ngược lại thì bạn bấm tổ hợp phím shift + tab trong lúc đó vẫn phải giữ phím alt.

Khi đang làm với các cửa sổ win, bạn muốn quay ra màn hình desktop thì bấm tổ hợp phím: windows + d, muốn quay ngược lại thì ấn alt + tab

Ở những cửa sổ win có thanh menu, bạn sử dụng tổ hợp phím: alt + chữ cái gạch dưới của thanh menu, còn nếu bạn muốn thoát khỏi thanh menu thì ấn alt một lần nữa.

Để tắt một cửa sổ win đang hoạt động, hoặc một chương trình nào đó thì bạn ấn tổ hợp phím: alt + f4

Chúc các bạn thành công.

Nguồn ảnh: chưa biết
Tác giả: Chưa biết
Biên tập: Ánh Sao
Nguồn bài: trang web gog.soft.googlepages

Thứ Năm, tháng 11 16, 2006

Làm thế nào để thi TOEFL kiểu mới đạt điểm cao?

Bạn đã sẵn sàng đương đầu với hình thức thi TOEFL iBT hay chưa? Những lời khuyên và một số địa chỉ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin và kinh nghiệm cho kỳ thi quan trọng này.

Bên cạnh việc luyện tập kỹ năng viết và làm bài như thi TOEFL kiểu cũ hình thức thi TOEFL mới này đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian cho việc luyện tập kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Làm quen với những hướng dẫn ghi điểm nói và điểm viết trong tài liệu cung cấp mẹo thi Toefle iBT. Nhờ đó bạn có thể biết được cách đánh giá của hình thức thi mới này với bài thi của bạn. Bạn có thể download tài liệu hướng dẫn này tại địa chỉ
Download TOEFL iBT Tips.

Làm bài thực hành thi TOEFL mẫu có trên địa chỉ
http://www.ets.org/toeflpractice81.html. Đây là trang web thực hành trực tuyến chính thức của ETS giúp bạn chuẩn bị cho bài thi chính thức và mục đích chủ yếu là giúp bạn tập trung luyện tập 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết.

Bài kiểm tra thử này được làm tương tự như mẫu bài thi thật có các câu hỏi chính xác, chấm điểm ngay và gửi phản hồi giúp bạn tập trung khắc phục vào những điểm còn yếu cho bài thi trong tương lai.

Bạn có thể luyện những kĩ năng còn yếu thông qua Tài liệu hướng dẫn thi TOEFL iBT. Đây là tài liệu do ETS cung cấp dưới dạng sách hoặc CD. Bạn có thể đặt mua tại địa chỉ
http://www.ets.org/toeflguide33.html

Những chú ý khi làm bài thi:


Đọc kỹ các hướng dẫn trong mỗi phần một cách cẩn thận để tránh lãng phí thời gian.

Không nên lo lắng mà hãy tập trung vào trả lời câu hỏi hiện tại, trong khi đó không nên vội vàng nghĩ đến việc trả lời câu hỏi tiếp sau như thế nào.

Tránh dành quá nhiều thời gian vào trả lời một câu hỏi. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn với một câu hỏi chưa biết trả lời như thế nào, hãy loại bỏ càng nhiều lựa chọn càng tốt và chọn câu trả lời bạn cho là phù hợp nhất.

Phân bố lượng thời gian phù hợp cho mỗi phần để tránh trường hợp thiếu thời gian ở những phần cuối bài thi.

Chỉ click vào chức năng giúp đỡ để xem lại hướng dẫn khi cần thiết bởi đồng hồ tính giờ vẫn tính thời gian khi bạn sử dụng chức năng này.


Tác giả: Phương Nguyên
Nguồn bài: trang web dantri

Thứ Hai, tháng 11 13, 2006

Giàn nhạc giao hưởng_Cấu trúc và các nhạc cụ

Các bạn ạ khi Ánh Sao sưu tầm bài viết này thì một số hình ảnh và link đã bị hỏng nên các bạn sẽ không dễ dàng và nhanh tróng hiểu được toàn bộ nội dung của bài viết, nhưng không sao dần dần chúng ta sẽ biết tất, chỉ cần chúng ta có tình yêu thực sự với nhạc cổ điển nói chung và giàn nhạc giao hưởng nói riêng, Ánh sao đã lược bớt một số link mà không dùng được chỉ đưa ra hai link này theo gợi ý của tác giả để các bạn thử tự tìm hiểu xem sao:

Đi nghe nhạc sống là một điều lý thú. Tuy thưởng thức âm nhạc chỉ cần thính giác thôi, nhưng được xem các nhạc sĩ chơi đàn thì thật sự tăng thêm phần sống động của bản nhạc, vì lẽ thường tình là con người thi’ch “mắt thấy tai nghe”. Đi nghe nhạc cổ điển, một hình thức thưởng thức âm nhạc, và còn là một đóng góp văn hóa, vì nhạc cổ điển ít thông dụng với quần chúng, mà nhạc cổ điển là một văn hóa tuyệt diệu của loài người, cần được duy trì mạnh mẽ. Thời nay nhạc cổ điển không còn là nhạc của giới thượng lưu nữa, nhưng nhiều người vẫn có thái độ e dè với loại nhạc này, vì tính cách phức tạp của nó. Bài viết này xin trình bày phần cấu trúc của một giàn nhạc cổ điển. Khi quý vị hiểu rõ hơn về các thành phần của một giàn nhạc giao hưởng, thì hy vọng không bị lóa mắt bởi tính cách vĩ đại của giàn nhạc - sao mà lắm người, lắm đàn thế? - mong rằng quý vị sẽ thoải mái hơn để để tâm trí thưởng thức một bản nhạc cổ điển trình tấu với một giàn nhạc đại hòa tấu, hay giàn nhạc giao hưởng, tiếng Anh gọi là Symphony Orchestra.

Thường chỉ có tỉnh lớn mới có được một giàn nhạc giao hưởng, vậy giàn nhạc giao hưởng còn nói lên sự trưởng thành của một tỉnh, và công trình của rất nhiều người mới thành lập được một giàn nhạc giao hưởng. Năm nay 2004, tại quận Cam, tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt định cư nhiều nhất trên thế giới, giàn nhạc giao hưởng của vùng, gọi là Pacific Symphony Orchestra (PSO) được 25 tuổi. PSO là giàn nhạc lớn thứ ba trong tiểu bang, đứng sau hai giàn nhạc của thành phố Los Angeles và San Francisco. Năm 2001, giàn nhạc đã được đề cử giải Grammy, qua hai bản concerti cho đàn piano của Luka Foss thâu âm với hai tay đàn piano tài danh, Jon Nakamatsu và Yakov Kasman. Năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 20 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nhạc sĩ Elliot Goldenthal đã phát hành tấu khúc "For Water Paper: A Vietnam Oratorio", dưới quyền điều khiển của nhạc trưởng Carl St Clair, tiếng đàn cello của Yo-Yo Ma, giàn nhạc giao hưởng PSO, và ca đoàn Pacific Chorale. Điểm đặc biệt là giàn nhạc được phụ thêm với các đàn bầu, đàn tranh của Việt Nam ta. Thật là một niềm vui sướng được thấy các nhạc cụ Việt Nam chơi trong giàn nhạc giao hưởng lớn, tạo cho tấu khúc âm thanh ấm nồng và réo rắt của phương Đông. Ngoài hai buổi trình tấu thông thường cho một bản nhạc, lần đó PSO đã có một buổi trình tấu đặc biệt dành riêng cho cộng đồng Việt Nam.

Trong bài giới thiệu giàn nhạc nhân dịp kỷ niệm 25 năm, PSO đã cho in một sơ đồ cấu trúc giàn nhạc. Từ đó, người viết lấy ý và tìm hiểu thêm về cấu trúc, các thành phần của một giàn nhạc, các loại đàn khác nhau được sử dụng trong một giàn giao hưởng. Mong rằng qua bài viết, quý bạn sẽ yêu thích nhạc cổ điển hơn, vì nhạc cổ điển rất phong phú về âm điệu và một người yêu nhạc thì không thể không yêu nhạc cổ điển.

Sơ đồ của một giàn nhạc, vị trí các chỗ ngồi của nhạc công

Âm thanh của giàn nhạc đại hòa tấu tùy thuộc rất nhiều vào cách sắp xếp vị trí của các nhạc công trên sân khấu. Mỗi bận trình diễn, các thành viên của giàn nhạc đều có một chỗ ngồi đã được định sẳn. Tùy theo tấu khúc mà giàn nhạc có đầy đủ số nhạc công hay chỉ có một phần mà thôi. Các nhạc cụ cũng tùy thuộc vào bản nhạc, nhất là các nhạc cụ của bộ gõ (percussion). Các nhạc công ngồi theo nhóm, dưới sự điều khiển của nhạc trưởng, conductor.

Đứng giữa sân khấu, có khi còn đứng trên cái bục cao là nhạc trưởng. Ai cũng hiểu nhạc trưởng điều khiển giàn nhạc. Nhưng vai trò của người nhạc trưởng còn rộng rãi hơn nhiều . Phải nói nhạc trưởng là linh hồn của giàn nhạc. Ông là người thiết lập chương trình trình diễn cho toàn năm, chọn lựa các bản nhạc trình tấu, chọn lựa những nhạc sĩ để trình diễn các tấu khúc solo với giàn nhạc. Cùng với giám đốc của trung tâm nghệ thuật (sân nhà của giàn nhạc giao hưởng), nhạc trưởng phát huy và chỉ đạo con đường nghệ thuật cho giàn nhạc, và còn cho tỉnh nữa, nếu tỉnh chưa trưởng thành trên mặt âm nhạc. Tất nhiên, vai trò quan trọng của ông là hướng dẫn những buổi thực tập, tìm hiểu sâu xa các bản nhạc, điều khiển giàn nhạc, quyết định các phần kỹ thuật cho bản nhạc, tỷ như những nhạc khí nào tấu vào các đoạn khởi đầu và phần chấm dứt của bản nhạc.

Giàn nhạc giao hưởng gồm có bốn nhóm nhạc cụ sau đây:
1. Bộ Đàn Đây: violin (vỹ cầm), viola, cello & double bass
2. Bộ Đàn Gió: flute (sáo), oboe, bassoon, clarinet
3. Bộ Kèn Đồng: horn, trumpet, trombone, tuba
4. Bộ Gõ: timpani, xylophone, cymbals, triangle, snare drum, Bass Drum, woodblocks, gongs (chiêng), chimes.

1. Bộ Đàn Đây(Strings) gồm có violins, viola, cello, double bass, luôn là nhóm ngồi hàng đầu trong giàn nhạc trên sâu khấu, vì đàn giây là âm thanh chính của toàn bộ giàn nhạc.

Hàng đầu bên tay trái của nhạc trưởng là nhóm đàn vỹ cầm nhất (first violins). Nhóm vỹ cầm nhị (second violins) và nhóm violas được xếp bên tay phải, làm thành một bán vòng tròn chung quanh nhạc trưởng. Nhóm đàn cello ngồi phía tay mặt của nhạc trưởng, ngồi sau nhóm đàn vỹ cầm, có lúc lại được xếp ngồi chính giữa giàn nhạc. Nhóm đàn double bass ngồi phía sau. Theo mô hình của giàn nhạc Pacific Symphony Orchestra (PSO), thì nhạc trưởng St Clair xếp nhóm violas phía ngoài cùng, bên tay mặt ông, và nhóm đàn cellos ngồi vào trong, sau nhóm violas, vì ông muốn khán giả tận hưởng âm vang của tiếng đàn violas, nếu không âm thanh đàn violas nhỏ hơn, và sẽ bị át bởi đàn cellos, âm của đàn cellos mạnh hơn. (Sơ đồ giàn nhạc PSO sẽ cho lên sau).

Mỗi nhạc công được xếp vào một chỗ nhất định, tùy tấu khúc. Trong bộ đàn dây, các nhạc công được xếp thành từng cặp. Theo giàn nhạc PSO ta thấy có tất cả 14 nhạc công trong nhóm vỹ cầm nhất, và 12 nhạc công trong nhóm Vỹ Cầm Nhị. Cũng thế nhóm nhạc công Cellos, violas và double bass đều có một số chẳn nhạc công. Tạm dùng từ nhạc công để phân biệt nhạc sĩ sáng tác, nhưng phải nói các “nhạc công” được tuyển vào trong một trong giàn nhạc đại hoà tấu là những người đã có bằng cấp âm nhạc cao, ít nhất là bằng cử nhân về âm nhạc, chuyên về bộ môn mà người đó chọn.

2. Bộ Đàn Gió (Woodwinds) gồm có flute (sáo), oboe, bassoon và clarinets, là nhóm đàn kế tiếp, ngồi sau bộ đàn dây, thường họp thành một hình vuông nằm vào vị trí chính giữa giàn nhạc .

3. Kế tiếp là Bộ nhạc cụ Kèn Đồng (Brass). Thường thì nhóm kèn horns ngồi phía tay trái của nhạc trưởng, và các kèn đồng khác ngồi phía tay phải, nhưng cũng có lúc các nhạc công chơi kèn horns được xếp thành một hàng dài và các nhạc cụ kèn đồng trong cùng bộ xếp thành hàng phía sau. Thường hai bộ kèn đồng và kèn gió được xếp ngồi trên các bục cao hơn bộ đàn dây để khán giả có thể trông thấy họ, vì vị trí hai bộ này ở vào phần cuối sân khấu.

4. Cuối cùng là Bộ Gõ (Percussion). Nhóm này được xếp bên tay trái hay vào hàng cuối của giàn nhạc. Trống timpani có thể ở vào vị trí đối diên kèn đồng và đàn dây, để cân bằng âm thanh thấp nhất của giàn nhạc. Vị trí của các đàn gõ khác được xếp đặt tuỳ theo tấu khúc. Nhạc công chơi đàn gõ có thể chơi nhiều loại đàn cùng một lúc, vì thế các nhạc cụ này phải xếp gần nhau để nhạc công dễ dàng điều khiển các nhạc cụ.

Mỗi nhóm nhạc cụ đều có một một nhạc công trưởng, và được xếp vào ngồi ghế đầu của nhóm. Người này còn có bổn phận sắp xếp các nhạc công trong nhóm mình chơi tuỳ đoạn của tấu khúc.
1. Bộ Đàn Dây (Strings)

Bộ Đàn Dây có bốn loại: vỹ cầm (violin), viola, cello và double bass. Đây là nhóm quy tụ nhiều nhạc sĩ nhất trong một giàn nhạc đại hoà tấu, con số lên đến 60 người. Trong giàn nhạc PSO thì con số này là 58 nhạc sĩ. Cần nhiều như vậy vì âm thanh đàn dây là chính, và âm thanh cần hòa điệu với các âm thanh của các bộ đàn khác, nếu ít quá âm thanh đàn dây sẽ bị lấn bởi âm vang các nhạc cụ khác. Tất cả nhạc cụ đàn dây đều được làm bằng gỗ, có dây trên mặt, hình dạng giống nhau, nhưng khác nhau về kích thước. Nhạc sĩ chơi đàn bằng thanh cây gọi là bow, khi dùng cây để khẩy dây đàn, gọi là bowing. Thanh "bow" này được một nhà chuyên môn tên là François Tourte đưa đến mức tuyệt hảo, và từ đó những nhà làm bow khác dựa vào mà sản xuất các thanh cây, với những cây đàn mắc tiền, thanh cây bow rất đẹp. Cây bow làm bằng gỗ pernambuco, Nam Mỹ, và cũng là tên của một vùng xứ Brazil. Cây bow của đàn vỹ cầm và đàn violia thường dài 73 hay 75cm, và của đàn cello lại ngắn hơn chỉ dài 72-73 cm. Khi mua cây đàn, tất nhiên là cây đàn và thanh bow phải được bán chung, nhưng phần đông cây bow được sản xuất riêng qua những nhà chuyên môn làm bow.

a. Vỹ cầm – violin

Đàn violin là đàn nhỏ nhất trong các loại đàn dây, vì dây ngắn nhất, nhưng số nhạc công trong nhóm nhiều hơn hết, và gồm có hai nhóm: Nhóm vỹ cầm nhất (first violins), chơi nhạc với âm độ cao hơn hết, và nhóm vỹ cầm nhị (second violins), chơi nhạc âm độ cao thứ nhì sau nhóm đàn vỹ cầm nhất.

Ghế đầu tiên là ghế chính của một nhóm đàn, tỉ như ghế chính của đàn dây, ghế chính clarinet, hay viola ..., có nghĩa là người nhạc công này là trưởng của nhóm nhạc cụ đó.

Nhạc công trưởng của nhóm vỹ cầm nhất rất quan trọng, tiếng anh gọi là concermaster (đàn ông) hay concertmistress (đàn bà), danh từ xuất phát từ thế kỷ 18, khi concertmaster là người lãnh đạo giàn nhạc. Thời đó chưa có nhạc trưởng như bây giờ. Đó là người bắt đầu hay chấm dứt một buổi trình tấu, và có trách nhiệm hướng dẫn những buổi tập dượt với giàn nhạc. Thời nay vai trò của người nhạc sĩ này vẫn quan trọng, đó là người làm việc cận kề với nhạc trưởng để hòa hợp tất cả những nhạc cụ đàn dây, và cũng chọn cách thức chơi đàn. Concertmaster/concertmistress bắt đầu buổi trình diễn bằng cách so dây đàn với nhạc công chơi oboe. Concertmaster sẽ hỏi nhạc công oboe để so nốt A cho đồng đều nhau, là một điều rất quan trọng cho vai trò người nhạc trưởng.

Nhóm vỹ cầm nhất có con số nhạc công nhiều hơn hết trong nhóm đàn dây, và cũng nhiều hơn hết trong giàn nhạc. Với PSO, nhóm này có 16 người tất cả.

Ngồi sau nhóm Vỹ cầm nhất hay ngồi hàng bên trái của nhạc trưởng là nhóm Vỹ cầm Nhị. Trong PSO con số của nhóm này là 12 người. Nhạc sĩ chơi đàn violin hay, thường được mời đánh solo với giàn nhạc vì có nhiều tấu khúc được soạn riêng cho violin solo. Đã có nhiều nhạc sĩ nổi danh chơi đàn violin rất cừ, trong đó có Midori, chơi đàn lúc 3 tuổi.

b. Viola

Đàn viola lớn hơn và nặng hơn đàn violin một tí, là dụng cụ quan trọng trong giàn nhạc, nhưng không bao giờ chơi solo một mình: không có nhạc sĩ biểu diễn đàn viola đánh đơn cùng với giàn nhạc, trông khi đó có nhiều khúc tấu đặc biệt soạn riêng để các nhạc sĩ violin hay cello tấu với dàn nhạc giao hưởng. Âm thanh của đàn viola ấm hơn và được đánh với độ thấp hơn đàn violin (lower pitch). Đàn viola nặng hơn violin và hình dạng rất giống đàn violin. Nhạc sĩ chơi đàn viola cũng tựa như violin, là bỏ lên vai bên trái và khảy đàn từ tay phải. Âm thanh của viola, được ví như giọng alto (giọng nữ trầm) của nhóm đàn violin, nhưng trong một nhóm tứ tấu đàn dây (quartet), viola lại chơi theo giọng tenor (giọng nam cao).

Con số nhạc sĩ của nhóm này là 10-12 người.

c. cello

Đàn cello chơi với âm thanh chùng hơn cả viola, cả một quãng tám (octave) thấp hơn. Dây đàn dài hơn cho nên thân đàn cũng lớn hơn gấp hai đàn viola, vì vậy nhạc sĩ ngồi trên ghế và kẹp đàn giữa đùi, ngoài ra còn có một thân cây nhỏ (endpin) gắn vào phần cuối cây đàn, chóng xuống sàn để giữ thăng bằng cho cây đàn cello. Nhạc sĩ cầm cây bow ở bên tay phải và đánh đàn, đưa qua đưa lại trên dây đàn, cùng lúc đó người nhạc sĩ có thể đổi âm thanh với cây bow hay nhấn dây bằng ngón tay (như chơi guitar).

Còn gọi là violoncello, trong giàn nhạc nhóm cello có số nhạc công ngang bằng với nhóm viola, hay nhóm vỹ cầm nhị (thường là 10, 12 người). Với giàn nhạc thính phòng, âm thanh của cello nghe như điệu bass.

Nhóm cello trong giàn nhạc giao hưởng mang đến cho bản nhạc một âm thanh ấm nồng. Ngồi chung với nhau, người các nhạc sĩ nghiêng qua, nghiêng lại về một phía rất nhịp nhàng, và cây endpin này đã giúp cho các nhạc sĩ dễ dàng sử dụng nhạc cụ hơi lớn này của họ. Thuở ban đầu, trước năm 1800 các nhạc cụ lớn như cello, double bass chưa có cây endpin, cho nên thật là một điều khó cho nhạc sĩ giữ thăng bằng các nhạc cụ này.

Cello có âm vực phủ rộng cả trầm trung và cao và dễ át các loại đàn khác, cho nên nhạc trưởng Saint Clair đã cho nhóm violas ngồi ra ngoài để khán giả có thể tận hưởng âm thanh nhạc cụ viola, tránh bị lấn áp bởi âm thanh nhóm đàn cello.

d. Double Bass.

Nhóm cuối của Đàn Dây, là double bass, cũng là cây đàn dây lớn nhất trong dãy nhạc cụ này. Thường cây đàn này cao 6 feet. Người chơi đàn phải đứng và giữ cây đàn cho thăng bằng, và đánh đàn như tựa như cây cello. Cây double bass lớn nhất cao 16 feet, được Paul de Wit tạo ra, để đón mừng ngày hội âm nhạc tại Cincinnati năm 1889. Một cây đàn double bass thông thường có bốn giây chạy qua mặt đàn.

Quý vị cũng đoán được qua cái tên, double bass -còn được gọi là bass Viol, hay contrabass - có một âm vực thấp nhất trong bộ Đàn Dây.

Nhóm đàn dây là nhóm lớn nhất của một giàn nhạc đại hòa tấu, với một âm thanh dễ nhận, nhưng phải có các bộ đàn khác thì mới tạo được sự phong phú đa dạng về hòa âm, và độ vang của nhiều nhạc cụ.

2. Bộ Đàn Gió (Woodwinds)

Bộ nhạc cụ đàn gió, Anh Ngữ là Woodwinds, tiếng Pháp là "Instruments à Vent Bois." Trước hết, bàn về từ "Đàn Gió". Giàn nhạc giao hưởng cũng như nhạc cổ điển, còn rất mới với VN ta, cho nên trong trường hợp Woodwinds, bộ này có nhiều cách gọi khác nhau, chưa thống nhất. Có người gọi "Bộ Đàn Gió", Gió từ chữ Wind của Anh ngữ, còn Pháp ngữ là Vent, tức các nhạc cụ dùng gió để tạo thành âm thanh. Còn có người lại gọi là "Bộ Gỗ", từ chữ Wood, có nghĩa là gỗ, vì ngày xưa tất cả nhạc khí trong bộ đều làm bằng gỗ, nhưng thời bây giờ các nhạc cụ này có thể làm bằng gỗ, kim khí, xương thú vật, hay ngà voi.

Có ngươi lại gọi bộ đàn Woodwinds là "Bộ Đàn Ống", vì các nhạc cụ đều có hình dài của cái ống, gọi như vậy là gọi theo hình dạng để phân biệt với nhóm kèn đồng cũng thổi hơi vào cây đàn, gây chấn động tạo thành âm thanh.

Tóm lại, các nhạc cụ của "Bộ Đàn Gió" gồm có các nhạc khí có hình dài, và các nhạc sĩ thổi gió hay hơi vào, tạo thành âm thanh, và nhờ các dạng khác biệt nhau nên các âm thanh mang một sắc thái riêng biệt. Trong giàn nhạc đại hoà tấu, bộ đàn gió gồm có sáo (flute), kèn o-bô (oboe), kèn clarinet và kèn bassoon. Thỉnh thoảng còn có kèn saxophone nữa.

Trong giàn nhạc PSO, bộ đàn gió được xếp ngồi chính giữa sân khấu, họp thành hình chữ nhật, và ngồi sau Bộ Đàn Giây.

a/ Sáo (flute) - piccolo
Sáo là một trong những cây đàn xưa nhất từ Âu sang Á, có lẽ xuất hiện từ đầu từ thế kỷ thứ 9, trước TC. Sáo là một cây đàn quan trọng cho bất cứ dòng nhạc nào, từ cổ điển, đến thời thượng, tới nhạc jazz. Ban đầu, sáo được đẽo từ gỗ, tre, trúc, thân cây sậy, đến thời nay thì sáo được làm bằng nhiều loại kim khí khác nhau, tùy âm thanh người ta muốn tạo ra . Các kim khí dùng làm sáo là bạc, vàng, đồng (như đồng tiền, nghĩa là hợp kim của niken, đồng, kẽm). Có khi sáo được làm bằng bạch kim, nhưng rất hiếm, chỉ để trưng bày. Còn nếu làm bằng gỗ thì từ loại gỗ tên là "grenadilla", một loại gỗ cứng ở Congo bên Phi Châu được coi như là tốt nhất cho cây sáo. Có người tin rằng sáo làm bằng vàng, mới tạo một âm thanh hay hơn cả, nhưng các nhà khoa học gia đã chứng minh là hơi gió thổi vào mới là nguyên nhân chính của thanh âm hay/dở của một cây sáo, thế nên một cây sáo làm bằng bạc, trong đó có lát vàng được các nhạc sĩ chuộng hơn cả, vì dễ giữ gìn và bảo đảm một chất lượng âm thanh tốt.

Cây sáo chế tạo ở Âu Châu - là cây sáo dùng cho giàn nhạc giao hưởng - có ba phần nối nhau: phần đầu, mình, và thân cuối, các phần có thể tháo rời và ghép lại rất thuận tiện trong việc mang sáo đi trình diễn. Người thổi sáo kề môi vào lỗ hỏng khoét ở đầu cây sáo, tay bịt vài cái lỗ hỏng trên thân sáo lại, và tùy đó mà âm vực lên xuống trầm bổng khác nhau. Tiếng Anh, Pháp sáo gọi là Flute, bắt nguồn từ tiếng Latin, flutus, có nghĩa là hơi thở. Cách thổi sáo thông thường nhất là cầm cây sáo ngang với mặt đất. Còn cách thổi cầm sáo chiều dọc thì không phổ thông nữa.

Sáo là loại đàn có âm thanh cao trong giàn nhạc, và thường chơi các giai điệu nhanh, linh hoạt. Sáo còn có tính cách réo rắc nên còn chơi các nốt kéo dài, đánh chung với đàn vỹ cầm nghe rất trữ tình.

Cây đàn piccolo tiếng Ý có nghĩa là cây sáo nhỏ. Piccolo giống đàn sáo như hệt, chỉ nhỏ hơn về hình dạng, và âm thanh. Học sáo hay piccolo cũng giống nhau, từ nốt cho đến cách nhấn tay, cách thổi. Âm thanh của piccolo cao hơn một quãng tám. Chỉ cần một cây piccolo trong giàn nhạc thôi cũng đủ nghe rõ ràng âm thanh của nó. Bản nhạc nổi tiếng có tấu khúc sáo nghe rất rõ, đó là bản Nutcracker của Tchaikovskỵ

Họ hàng nhà sáo còn có các cây sáo âm vực thấp hơn, đó là các sáo: alto, bass và octobass, dùng để kết hợp với các đàn khác trong bộ như oboe và clarinet..

Mỗi giàn nhạc thường có hai, ba hay bốn của mỗi loại kèn hay sáo. Trong một tấu khúc, mỗi loại đàn gió sẽ dạo chung với nhau một đoạn, thế nên âm thanh tạo bởi các loại đàn gió này sẽ được nghe rõ ràng.

b/ Clarinet.
Lịch sử của đàn clarinet bắt đầu từ đàn chalumeau, là một loại đàn ống dài, xuất phát từ thời trung cổ, đến ngày nay qua bao nhiêu đổi thay clarinet đã biến dạng và đã có thể chơi được nhiều âm vực khác nhau trong một giàn nhạc giao hưởng.

Clarinet đạt được ngôi vị quan trọng trong giàn nhạ giao hưởng vào thời kỳ lãng mạn (romantic), nhưng cho đến thế kỷ 20 thì kỹ thuật làm đàn clarinet mới đạt tới mức tân kỳ qua những cải tiến về âm vực và kỹ thuật của cây đàn. Âm thanh của đàn dễ dàng hoà điệu với các đàn dây và mọi đàn khác trong cùng bộ đàn gió. Clarinet có một nhạc cụ thông dụng cho nhiều loại nhạc khác nhau, từ opera, cổ điển, nhạc pop, jazz, nhạc thính phòng. Các giàn nhạc nho nhỏ của trường trung học thường đào tạo một số nhạc sĩ tương lai chơi clarinet.

Người nhạc sĩ chơi đàn clarinet thổi hơi bằng cách chu môi vào lưỡi kèn, gọi là reed, cắm trên đầu nhạc cụ, làm chấn động cột không khí trong thân ống. Đó cũng là cách thổi của đàn oboe và basson. Vậy trong bộ đàn gió, trừ sáo ra, các đàn khác đều thổi từ một cái lưỡi kép hoặc đôi.

Clarinet là nhạc cụ có thể thay đổi được cường độ từ mạnh sang nhẹ và ngược lại, chuyển âm vực từ lớn tới nhỏ dần dần rất tinh tế, và clarinet có thể chơi rất nhiều quãng nhạc khác nhau trong một giàn nhạc. Kỹ thuật của clarinet khá linh hoạt, nhanh, tương tự như cây sáo. Có ba loại đàn clarinet: c-clarinet, b-clarinet, e-clarinet, vì thế phạm vi hoạt động của đàn clarinet rộng rãi, các nhà soạn nhạc dễ dàng viết thêm đoạn cho đàn charinet.

c/ Oboe -
English horn Oboe từ chữ Hautbois của Pháp mà ra, được chế tạo thế kỷ thứ 17 bởi hai nhạc sĩ Pháp Jean Hotteterre và Michel Dnaican Philidor, chế biến từ một cây đàn shawn (tạm dịch là hồ lô) thường được chơi ở ngoài trời, thay bằng cây đàn âm thanh cao, nhưng không vang to, mục đích để chơi trong nhà . Người ta bắt đầu chơi đàn oboes thời vua Louis 14, tới năm 1700, thì nhiều giàn nhạc đã có thêm một cặp đàn oboe, và bắt đầu từ đó đạy cách thức chơi oboe.
Đàn oboe là loaị đàn double-reed, tức lưỡi đôi, ban đầu thô sơ, nhưng hiện nay cây đàn oboe đã được thiết kế lại tinh vi để có thể chơi những gam nửa cung của thế kỷ 19.

Hình dạng đàn oboe trông giống clarinet lắm, nhưng âm thanh khác hẳn, mang âm săc thái khoan thai, lâng lâng, mượt mà. Đàn oboe làm bằng gỗ, nhạc công thổi hơi vào lưỡi gắn ở miệng đàn. Oboe là cây đàn nhạc sĩ trưởng nhóm vỹ cầm nhất dùng để so tiếng đàn lúc bắt đầu buổi trình tấu.

Tựa như sáo và piccolo, English horn (cor anglais) là cùng cây đàn anh em với oboe, bắt đầu có mặt trong giàn nhạc thời Baroque. English horn, dịch nôm na là kèn Anh, nhưng cây đàn không xuất phát từ Anh mà cũng chẳng phải là cây kèn. Đây là trường hợp gọi sai và vì người ta dùng từ quen nên nó chết với cái tên đó. Cho đến thời Haydn và Wagner thì người ta không dùng English horn là bao nhiêu, phải đợi đến giữa thế kỷ 19, English horn mới có chỗ đứng trong giàn nhạc, với các nhạc sĩ Berlioz và Meyerbeer.

Âm thanh của Cor Anglais tựa như oboe, càng lên vực cao lại khó phân biệt oboe và cor anglais, vực thấp thì Cor Anglais nghe ấm và mạnh hơn.

d/ Bassoon - Contrabassoon

Bassoon là cây đàn gió lớn hơn hết trong bộ, chỉ thua contrabassoon, cùng chủng loại với bassoon. Nói chung, âm thanh của bassoon lớn hơn và trầm hơn đàn oboe, tạo thành âm vực bass của Bộ đàn gió. Bassoon làm bằng gỗ với các nút bằng kim khí, thân cây đàn dài, cong vài vòng, trong rất đặc biệt, có lưỡi đôi, (double reed) gắn bên thân cây đàn và nhạc sĩ thổi vào để tạo âm thanh.

Người nhạc sĩ chơi bassoon phải để thân đàn qua một bên, đàn có thể dài tới đùi. Đàn khá nặng cho nên được móc bằng dây và nhạc sĩ ngồi lên trên dây. Bassoon có thể chơi những nốt rất trầm, có khi có âm thanh ồ ồ, thoạt nghe có vẻ buồn cười, nhưng chơi được âm thanh thấp nhất của bassoon khg phải dễ, phải lấy hơi dài mới có được âm thanh trầm nhất của cây đàn contrabassoon.

Bassoon tiếng Pháp là "fagott", được sử dụng từ thế kỷ 14, có nghĩa là những cây gọp lại nhau. Lịch sử của bassoon xuất phát từ nhiều loại kèn ống, dài cổ xưa. Âm thanh của kèn bassoon vang dội nên người Pháp dùng chơi nhạc quân hành, hay chơi ngoài trời trong các hội hè. Đến thế kỷ 18 thì cây đàn đã được chế tạo lại để chơi nhạc thính phòng, cùng dạo với đàn phong cầm (organ) trong nhà thờ.

Nhà thơ Schubart đã diễn tả đàn bassoon như sau: “Một cây đàn có âm thanh hùng dũng, lại có âm sắc thanh cao, trang nhã của hoàng cung, và còn có thể chơi trong các tấu khúc opera. Bassoon tạo tính cách trang nghiêm của một bản nhạc, nhưng lại có âm điệu vui tươi của một điệu nhảy”.
Trong hình trên, các nhạc sĩ đang thổi cây đàn bassoon qua một cái lưỡi, được móc vào cây đàn, gọi là reed (Reed có tác dụng tạo âm thanh). Trừ cây sáo ra, các nhạc cụ trong bộ đàn gió đều có một cây reed móc vào thân cây đàn, hay miệng đàn. Đó cũng là điểm khác biệt mà người ta đã chia ra hai loại nhạc cụ "Đàn Gió" và "Kèn Đồng".
Đàn contrabassoon, còn gọi là double bassoon dài gấp hai đàn bassoon, nếu kéo dài ra có thể lên đến 5m, cho nên đàn được xếp cong vòng vài lần. Âm thanh thấp hơn đàn bassoon một quãng tám, nhưng nốt nhạc cũng giống như bassoon vậy. Contrabasooon nghe ồ ồ rất rõ trong một tấu khúc. Bạn có thể tìm thấy tiếng đàn bassoon, double bassoon trong tấu khúc của Mahler.

Các thời kỳ của âm nhạc cổ điển và sự tăng trưởng của giàn nhạc giao hưởng

1. Renaissance (1450-1600). Thời Phục Hưng. Chữ Renaissance, tiếng Pháp có nghĩa là Tái Sanh. Đó là thời kỳ người ta trở về với âm nhạc, âm nhạc được trọng vọng, âm nhạc được phục hưng tính chất nghệ thuật của nó. Song song với sự khám phá về khoa học, con người đua nhau học hỏi về lịch sử, văn hóa, khoa học và âm nhạc. Âm nhạc được hiểu là một nghệ thuật làm phong phú đời sống . Đi học âm nhạc trở thành một điều cần thiết. Lúc này âm nhạc được dạy tại gia hay tại nhà thờ. Phần đông các nhà soạn nhạc thời Phục Hưng chú tâm làm nhạc cho nhà thờ, hoặc lấy ý từ những câu chuyện nhạc đã có từ các thời trước. Các nhạc sĩ bắt đầu được trọng vọng về tài năng của họ .

Các bản nhạc có khung nhạc, với các nốt được in ra giấy với mục đích giáo dục, và như thế âm nhạc bắt đầu được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp, chứ không riêng gì cho một giới nào. Các nhạc cụ được biết đến, nhạc khiêu vũ rất thịnh hành. Giàn nhạc giao hưởng thành hình từ nhạc thính phòng với các đàn dây là chính như violin, viola và cellos, cùng các nhạc cụ đã có từ trước là sáo, oboe và kèn của thời xưa.

2. Thời Baroque (1600-1750), thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 18. Chỉ hơn một thế kỷ thôi, âm nhạc trong thời Baroque đã tiến một bước dài, số lượng nhạc sáng tác thật nhiều. Thời baroque, âm nhạc mang phong cách hoa mỹ, kiểu cọ, lộng lẫy. Các nhà soạn nhạc sáng tác theo chỉ thị của các ông hoàng và các vị lãnh đạo tôn giáo, vậy công việc chính của các nhà soạn nhạc là phục vụ cho các ông chủ, chứ chưa phải là sáng tác thuần theo cảm xúc hay nghệ thuật. Đôi lúc các ông chủ lại đòi hỏi các sáng tác phải ra đời trong 1 thời gian ngắn, mà lại phải hay hơn các sáng tác đã có. Kết quả đã có nhiều bản nhạc thật cầu kỳ, có tính cách phô trương. Tuy vậy không thiếu những bản nhạc bất hủ ra đời, diễn tả lòng đam mê của các nhạc sĩ, tiêu biểu là danh tài âm nhạc Bach, nổi tiếng với nhiều tấu khúc tuyệt xảo cho các đàn keyboard, như organ., rồi Vivaldi với tấu khúc "The Four Seasons", Georg Friederich Händel của Anh quốc với các bản oratorio (thánh ca), Pachelbel, của Đức với các tấu khúc viết cho đàn organ.

Baroque còn được xem là thời kỳ đinh nghĩa ngôn ngữ căn bản của âm nhạc, mà những thời đại sau dựa theo đó mà học hỏi và sáng tác. Baroque là thời khai sinh ra những bản concerto, có nghĩa là tấu khúc soạn riêng cho một nhạc cụ, nhạc sĩ chơi solo chung với giàn nhạc . Ngòai ra cũng là thời nhạc được soạn cho giọng hát, nhạc kịch opera rấ thịh hành, và nhạc khiêu vũ vẫn phổ thông.

Giàn nhạc giao hưởng của thời Baroque có thêm hai nhạc cụ quan trọng mang đặc tính của thời này là đàn harpsichord và organ (phong cầm), là hai loại đàn có âm điệu phù hợp cho các bản thánh ca, thường có mặt trong nhà thờ. Các bản nhạc gọi là Oratorio được sáng tác rất nhiều. (oratoria - nhạc viết cho thánh kinh)

3. Thời Cổ điển (1750-1820). Âm nhạc vào giai đoạn có trật tự, luật lệ rõ ràng. Nhạc là một nghệ thuật chính xác. Âm nhạc và kỹ thuật đi đôi, âm nhạc được viết dựa theo truyền thống, là những thể điệu, cung cách đã định sẵn. Các nhà soạn nhạc phần đông vẫn làm việc cho hoàng gia hay giới thượng lưu.

Thời đó thành phố Vienna của Áo là trung tâm hoạt động âm nhạc. Các nhạc sĩ tương lai từ mọi nơi đổ tới Vienna để học nhạc của các giáo sư âm nhạc tại đây. Thành Vienne là nơi phải có mặt đến nỗi âm nhạc soạn thời đó còn có danh hiệu là "âm nhạc thành Vienne". Nói chung tại các nước Âu châu, các buổi hoà tấu công cộng trở thành phổ thông hơn trong quần chúng. Tại các tỉnh lớn, các nhà hát được thành lập để trình diễn nhạc kịch opera cùng các đại hoà tấu cho công chúng xem. Ngòai nhạc Opera rất phổ thông, các nhà soạn nhạc sáng tác nhiều tấu khúc giao hưởng phức tạp. Các tấu khúc concertos (viết cho một nhạc cụ) và sonatas (nhạc khg có giọng hát, thí dụ nhạc khiêu vũ) rất thịnh hành.

Giàn nhạc giao hưởng tăng trưởng về số nhạc sĩ và nhạc cụ, nhiều nhạc cụ đặc biệt xuất hiện, chưa từng thấy từ trước. Số nhạc công trong giàn nhạc tăng với hai nhóm violins, bộ gõ xuất hiện với trống timpani, có thêm kèn french horn, kèn bassoon, và sự xuất hiện của nhạc trưởng, người điều khiển giàn nhạc .

Cổ Điển là thời của Beethoven với tấu khúc nổi tiếng Symphony #5, Haydn với Symphony #97, sử dụng một giàn nhạc với nhiều âm thanh từ các đàn giây phong phú, réo rắc, tới các đàn gió và nhiều các đàn gõ như trống, chiêng, kèn đủ cả. Tất nhiên không thể nào bỏ sót thiên tài Mozart với nhiều tấu khúc bất hủ.

4. Thời Lãng Mạn (1820-1910). Thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20. Thời Lãng Mạn cũng là thời âm nhạc phát triển mạnh. Từ nền tảng đã được đặt ra của thời Cổ Điển, các nhạc sĩ giờ đây sáng tác nhạc theo cảm xúc. Không bị gò bó bởi thời gian, bởi quyền thế những ý tưởng mới lạ nẩy sinh. Âm nhạc là một dấng bước phiêu lưu với nhiều tưởng tượng. Song song, thính giả quần chúng đã hiểu biết thêm về âm nhạc, và bắt đầu trọng những tài năng cá nhân, nhận thức những bản nhạc được viết ra từ cảm xúc. Nhạc sĩ có cơ hội diễn tả tình cảm qua sáng tác của họ cũng như sinh sống với nghề nghệ thuật.

Trong xã hội, đây là thời cách mạng chính trị lên cao điểm. Cái nhìn của con người thay đổi qua sự hiểu biết thêm về thế giới chung quanh mình, và các nhạc sĩ cũng tìm hướng đi mới, khác lạ hơn thời trước để thể hiện qua âm nhạc. Nhiều nhân tài đã xuất hiện từ nhiều vùng khác nhau, khg phải đổ xô về một vùng như Vienna. Từ các quốc gia của họ, các nhạc sĩ diễn tả những cảm xúc về thời cuộc, về đổi thay trong lịch sử, những thử thách, những biến cố đã xảy ra trên quê hương họ. Nhạc diễn tả tình yêu nước, thể hiện dân tộc tính qua các thể điểu dân ca lồng vào các tấu khúc của nhạc giao hưởng.

Giàn nhạc đại hoà tấu tăng trưởng, với các nhạc cụ được chế biến tân kỳ hơn và thích hợp với các âm vực phong phú của các tấu khúc mang dân tộc tính. Các nhà soạn nhạc có cơ hội phô trương tài năng của mình với các tấu khúc hoà âm giữa các nhạc cụ. Nhiều loại trống, đàn khác nhau được đưa vào giàn nhạc: đàn dương cầm, đàn harp, đàn piccolo, đàn clarinet gia nhập nhóm đàn gió, còn có các loại kèn như tuba, trombone, kèn đồng diễn tả những đoạn quân hành, thôi thúc, mạnh mẽ như lòng người thời đó.

Tchaikovsky có tấu khúc Overture, với tiếng trống, chiêng, thể hiển quân đội Nga ăn mừng chiến thắng, chận đứng cuộc xâm lăng của quân đội Napoleon năm 1812 .

Beethoven and Schubert, là hai nhạc sĩ chuyển tiếp của thời Baroque qua thời Lãng Mạn. Ngòai ra còn có vô số nhạc sĩ danh tiếng như Chopin, Berlioz, Johannes Brahms, Grieg, , Robert Schumann, Wagner, Mahler, Debussy ...

5. Thời Hiện Đại – Thế kỷ 20 cho đến bây giờ. Là thời của chúng ta. Nhạc Hiện Đại còn gọi là nhạc của Thế Kỷ 20. Cùng với kỹ thuật và khoa học, âm nhạc phản ảnh thế giới mỗi ngày một đổi. Nhạc Cổ Điển vẫn có một chỗ đứng vững vàng trong thế giới âm nhạc, khác với nhiều ý tưởng cho rằng nhạc cổ điển xuống dốc. Các trường âm nhạc cũng như các thày dạy nhạc thường chọn nhạc cổ điển để dạy cho giới trẻ bắt đầu học âm nhạc, vì căn bản vững vàng của nhạc cổ điển. Các giàn nhạc nổi tiếng xưa vẫn sống mạnh. Các vùng và thành phố lớn đều có một giàn nhạc giao hưởng, nói lên sự lớn mạnh của cộng đồng trong vùng. Giàn nhạc giao hưởng lớn có từ Âu sang Á, từ Vienna, Paris, New York, Boston, Philadelphia, Toronto, Hồng Kông, Beijing, và VN.

Âm nhạc được thể hiện qua nhiều phong cách, có nhà soạn nhạc chọn lối rất cổ điển, theo khuôn khổ thời baroque, lãng mạn hay cổ điển. Còn có nhiều nhạc sĩ lại thể hiện nhạc theo ý tưởng riêng của họ, hòa thêm các thể lọai nhạc như jazz, rock, country vào các sáng tác giao hưởng của mình. Ngòai ra còn có những bản nhạc sáng tác cho phim, được thể hiện qua giàn nhạc giao hưởng.

Giàn nhạc đại hòa tấu có thêm nhiều nhạc cụ mới lạ để trình bày những tấu khúc đặc biệt, như kèn saxophone, các đàn của bộ gõ, chiêng, các loại trống khác nhau, đàn euphonorium ...

Vậy âm nhạc giao hưởng không có giới hạn, chỉ tùy thuộc vào trí tưởng tượng và tài năng của con người. Nhạc cổ điển không phải chỉ dừng chân vào một thời mà thôi.

Tác giả: TVMT

Biên tập: Ánh Sao

Nguồn ảnh và bài: trang web dactrung

Chủ Nhật, tháng 11 12, 2006

A rose for Le Trinh by Thai Ba Tan

Editor: Paul. Vietnam News Sunday

It was ten to eight and the curtain bell was ringing inside the Municipal Theatre. The latecomers were coming by in a rush, climbing the stone steps to the iron door where a fat lady usher stood, urging everyone to go inside. At eight sharp, the iron door slammed shut. The usher stepped aside and cast a faraway vacant look into the night.

There were only a few people left in front of the theatre: some peddlers, a young man in military uniform straddling his bicycle with his feet lightly touching the ground, a young girl in a bright pink jacket walking back and forth, and me.

I wasn’t walking back and forth because I wasn’t nervous. And I wasn’t nervous because I wasn’t waiting for anybody. I was just unhappy because I couldn’t afford a ticket to hear a famous Russian pianist, an artist I greatly admired.

It was late February, just after Tet, and it was cold and drizzling. The streets were filled with yellow lights. The young man left on his bicycle. The girl lingered, waiting for the man who was supposed to come. I stood by the iron door, hoping for an angel in the form of a music lover to give me one of his extra tickets.

The girl didn’t have a hat on, and the ends of her curly hair were marked by dew-like raindrops, reflecting all different colours in the lights. I didn’t look at her long. I didn’t want to make my interest so obvious. But when she walked past me I saw a pretty, thin white and graceful form. A straight nose and deep eyes. I was absolutely sure she kept two tickets in the handbag she carried by her side, and I asked her for one.

But she said something I wasn’t expecting.

“Do you want to take a walk with me?”

I was twenty-eight, an amateur writer and an amateur romantic, and I was in love with an amateur singer who was becoming more and more well-known after a string of competitions and concerts. She was pretty too, but there was one thing we did not share. She didn’t like classical music. And so I always went to the Municipal Theatre alone, even though I had to go to all those concerts of hers that I hated.

The girl in the pink jacket was a little confused when I had a hard time giving her an answer. But in a few minutes, we were walking side-by-side down Trang Tien Street and around Hoan Kiem Lake.

The city was beautiful and quiet. After some moments of silence, I said, “You’re waiting for somebody, but he hasn’t shown up, no?”

“I’m waiting for my husband,” she said. “This happens all the time. It’s no problem. I’m used to this sort of thing.”

“And to get even with your husband, you’ve decided to go for a walk with me, a total stranger.”

She didn’t say anything. I felt awful for what I had just said and I didn’t say anything either. She was strange, like something out of a work of fiction. She wasn’t easygoing or adventurous. There was something very pure about her, and very serious. Why did this married woman ask me to take a walk with her? Did she want something? Who was she and what did she need from me?

The truth was I was very happy just to be with her, a beautiful Ha Noi girl. I didn’t spend too much time agonising over any of these questions.

We dropped by Thuy Ta coffee shop and had ice cream. It was 10.30 when we got back to the theatre. I offered to take her home, but she refused.

Then she held out her hand and I touched it. So small and soft and warm. It was the first time I had touched anything like it.

“You’re lovely. All this time together and you haven’t asked me one stupid question. I like people like that. And I like you. If you come to the theatre again, I’m sure we’ll meet. So goodbye and thank you.”

She went and stood at the corner of the theatre and a moment later, a black sedan came by and took her home. She was a strange girl without a name. And I was just a strange man without a name as well.

We did talk about some things. She told me her husband was an important government official, twenty-five years her senior. Her parents forced her to marry him. The fact that she didn’t love him didn’t bother her so much as the fact that he made her feel so low. She came from a well-educated family, but her husband didn’t understand her. He didn’t respect her or her work. (I asked her about her job, but she didn’t answer). When we said goodbye, I felt completely in love, even though we hardly knew that much about each other.

A week later, I saw a production of Giselle staged by a French director at the Municipal Theatre. And there she was, not in front of the theatre but right on stage, Giselle, a woman who had to suffer so much before she could find happiness. The playbill said her name was Le Trinh. She had graduated from the Soviet Union’s most famous ballet school in the very city I had studied in years before. I was amazed and moved and I kept my eyes close on that magnificent goddess throughout the evening. This woman had actually asked me to go for a walk with her just a few days before and I had actually touched her hand.

After the performance, I stood out of sight in front of the theatre and I saw her, in the same overcoat, with the same tall man in a black suit taking her to the same black sedan. I could only sigh.

I walked down the street, following the same path we had walked the other day. The night sky was clear and marked with stars. I stood forever by the The Huc Bridge on Hoan Kiem Lake, feeling the vague sense of love. This love was quite different from the love I felt for the amateur singer. It was a transcendental love, touched with a feeling of guilt. She was, after all, a married woman.

A few days later, I went to the theatre for a Beethoven concert, which included the first and sixth symphonies and the Coriolan. This time I had a ticket.

As I was entering the theatre, I saw her in jeans, leather shoes and a large woolen pullover. She had run here apparently. Her face was badly-lined and she was panting.

“Good evening, Le Trinh,” I said, trying to hide my emotions. “You’re not with your husband tonight?”
We walked along the street and stopped by Thuy Ta again for some coffee instead of ice cream. We talked about our days in the Soviet Union and this made us feel closer. But we didn’t say anything about our private lives. I took her back to the theatre only a few minutes before her husband showed up to take her home.

In the following months, we had many walks together. She let me hold her hand, but that was it. Sometimes she asked me about my girlfriend and we talked about my relationship as casually as we could.

Did she love me? Or was this just some rich beautiful lady’s game? Sometimes, it was awful to be with her. But I contained myself. She was married, and that was that. I kept a rose with me, but I never had the courage to give it to her.

Then for a long time, she wasn’t around, either on stage or in front of the theatre. Something strange was happening. I found out her husband had been arrested (God knows why) and was in some Central Highlands prison. She had gone to look after him.

I didn’t hear anything more about Le Trinh afterwards. Everything was gone, including my love for her. I got married and had a child. My life was smooth and I had nothing to complain about. I went to the Municipal Theatre on a regular basis and enjoyed any number of concerts and ballets. But I missed Le Trinh. I felt sorry for what had happened to her. I wondered where she was now and how she was doing.

One day, I got a letter from America.

I’m sure you don’t remember me. I’m Le Trinh, the woman who walked with you so many times around Hoan Kiem Lake some years ago.

Her style was natural and honest.

Now that I am so far away from you, it’s a little easier for me to tell you these things. I loved you! I loved you so much on those days we went for walks together and on those days we didn’t meet. I didn’t want to let you know these things, because I was married and you were still in love. Though I loved you, I couldn’t forget that I was married and that I had a duty to the idea of marriage. Besides, I couldn’t rob you from the girl who loved you and whom you loved. Those days we had together were some of the happiest in my life.

Even though I didn’t love him, I devoted my life to my husband until he died after three years in prison. I went to America afterwards as a refugee with some friends. I have a husband and a child, almost everything, except love. You’re my only love. If I had any courage to fight the prison of society’s social principles, I would have come to you.

Now that I’ve written this, I have no other wish to disclose my secret feelings. I didn’t want to and I tried not to write about these things, but I’ve failed.

Please forgive me,

Le Trinh

P.S: Please don’t write. There is no need. It will only make me suffer more.

That letter was dated 1989, fifteen years since I last saw her.

In May 2000, I visited the States with my wife. Going by the address on the envelope, I went to Le Trinh’s house. I went alone, of course. I didn’t want to meet her or talk to her. I simply wanted to see the house where she lived, from afar. It was a small house, as normal as any of the suburban houses in North Carolina. It was completely shuttered, but for two windows covered with thin white blinds. I walked in front of the house. I sat on a tree stump on the front lawn, and smoked a cigarette. Then I went back to my hotel.

I got a letter from America last month. Only a few lines in a man’s handwriting.

According to the deceased’s wishes, I would like to inform you that my wife, Mrs Le Trinh, died on ... of a heart attack. She asked me to tell you that she did see you sitting in front of our house, smoking, two years ago.

John Nguyen Van Bach

This is the whole story of Le Trinh, which I am sure I would never have written if her husband had not sent me that letter. I have nothing more to say, other than if I am ever in the States again, I will find her grave and place a rose on it, the rose I had never had the courage to give to her.

Translated by Manh Chuong
Nguồn ảnh: trang web tuoitrecuoi
Nguồn bài: trang web của thầy tôi Thái Bá Tân